Sunday, July 7, 2024

Trực Thăng QLVNCH

 

UH-1 duoc trang bi ong thoat chia len canh quat tranh duoc hoa tien tam nhiet SA- 7

 


Phi Doi Tai Thuong 259 A, B, G, C, D,F ……

 



PD 213 Song Chuy, PD 233 Thiên Ung, PD 239 Hoàng Ung, PD 253 Soi Thân, PD 257 Cứu Tinh, PD 215 Thân Tương, PD 219 Long Ma, PD 221 Loi Vu, PD 223 Loi Điều, PD 231 Loi Van, PD245 Loi Bằng, PD 251 Loi Thiên, PD 217 Thân Dieu , PD 255 Xã Vưông, PD 243 Mảnh Su , PD 229, PD 235, PD 227 Hai Âu, PD 225 Ac Dieu PD 211 Thân Chuy  .





PD 247, PD 237, PD 249, PD 241
 


Đầu năm 1964, các căn cứ Không Quân được tổ chức thành các Không Đoàn, được phân phối theo thứ tự sau: KĐ 41CT thuộc Vùng I, KĐ 62 CT thuộc vùng II, KĐ 23CT thuộc vùng III, KĐ 33CT tại Tân Sơn Nhất, KĐ 74 CT thuộc vùng IV.
Sau đó vào năm 1970, với đà bành trướng của Không Lực VNCH , các Không Đoàn Chiến Thuật đã lần lượt trở thành các Sư Đoàn Không Quân.

Không đoàn 41 Chiến Thuật:
Được thành lập đầu tiên vào tháng Giêng năm 1964.
Tư Lệnh KĐ đầu tiên: Thiếu tá Phạm Long Sửu

Sư Đoàn 1 KQ được thành lập vào tháng 9, tại Đà Nẵng.
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn Đức Khánh
Sư Đoàn 1 gồm 3 không đoàn chiến thuật:

1. Không đoàn 41 CT : Gồm các phi đoàn:
2 phi đoàn quan sát:
- 110 với phi cơ O-1, O-2, U-17
- 120 với phi cơ O-1, U-17
1 phi đoàn vận tải 427 với phi cơ C7
1 biệt đội 718 với phi cơ EC-47D
1 biệt đội 821 với phi cơ AC-119K

2. Không đoàn 51 CT: Gồm có:
5 phi đoàn trực thăng với phi cơ UH-1H: 213, 233, 239, 253, 257
1 phi đoàn trực thăng với phi cơ CH-47A : 247

3. Không Đoàn 61 CT: KĐ trưởng đầu tiên: Trung Tá Thái Bá Đệ, gồm có:
3 phi đoàn phản lực A 37:

- Phi đoàn 516 (Phi Hổ):
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại úy Phạm Long Sửu
Phi đoàn 516 được thành lập vào năm 1962 tại Nha Trang, trang bị với phi cơ T28-D, di chuyển ra Đà Nẵng vào năm 1964 và được trang bị bằng phi cơ A 1-H Skyraider. Trong năm 1968, tất cả nhân viên phi hành đoàn đã sang Hoa Kỳ để xuyên huấn trên phản lực cơ A37.
- Phi đoàn 528 (Hổ Cáp): PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu tá Cao Văn Khuyến.
Phi đoàn 528 được thành lập vào năm 1970 với phản lực cơ A37
- Phi đoàn 550 (Nhện Đen): PĐ trưởng đầu tiên : Thiếu Tá Lê Trai.
PĐ 550 được thành lập cuối năm 1972 với phản lực cơ A37

1 phi đoàn phản lực F 5:

- Phi đoàn 538 (Hồng Tiễn):
PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu tá Phạm Đình Anh.
PĐ 538 dược thành lập cuối 1972 với phản lực cơ F-5A và F-5B

Không Đoàn 62 Chiến Thuật:
Được thành lập vào Tháng Ba năm 1964 tại Pleiku , sau đó dời về Nha Trang vào Tháng Giêng năm 1965.
Tư Lệnh KĐ đầu tiên: Trung Tá Trần Văn Minh

Sư Đoàn 2 KQ được thành lập vào Tháng 7 năm 1970 tại Nha Trang
SĐ Trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn Văn Lượng. SĐ gồm các KĐCT sau đây:
1. Không Đoàn 62 CT: Đồn trú tại Nha Trang, gồm các phi đoàn:
1 phi đoàn quan sát: 114 với phi cơ O-1, U-17
2 phi đoàn trực thăng UH-1: 215, 219
1 phi đội trực thăng tải thương 259C với phi cơ UH-1
1 biệt đội vận tải 821 với phi cơ AC-119K
1 phi đoàn vận tải 817 với phi cơ AC-47D
2. Không Đoàn 92 CT: Đồn trú tại Phan Rang và được thành lập vào giữa năm 1972
KĐ trưởng đầu tiên: Trung Tá Lê Văn Thảo.
Gồm có 3 phi đoàn phản lực A37 và 1 phi đội trực thăng tải thương.
- Phi đoàn 524 (Thiên Lôi):PĐ trưởng đầu tiên: Đại úy Nguyễn Quang Ninh
Phi Đoàn 524 được thành lập vào năm 1965 tai Nha Trang và được trang bị bằng phi cơ
A1-H Skyraider.
Đến 1968, phi đoàn 524 trở thành phi đoàn đầu tiên tiếp nhận phản lực cơ A37.
(Tiền thân của Phi đoàn 524 là một biệt đội của Phi đoàn 516 tại Đà nẵng, do Đại úy Nguyễn quang Ninh làm đội trưởng, đầu tiên đồn trú tại căn cứ 92 - Pleiku, sau dời về Nha Trang nhưng vẫn lãnh trách nhiệm bao vùng vùng II Chiến thuật, từ phía Nam Quảng Ngãi đến tận phía nam Phan Thiết (Bình thuận) Cho đến cuối năm 1965 Phi đoàn 524 mới được thành lập với thành phần nồng cốt là những Hoa tiêu của biệt đội 516 như đã nói. Phi đoàn 524 lần lượt được chỉ huy bởi Đại úy Nguyễn Quang Ninh, Đại úy Đặïng duy Lạc, Đại úy Phạm văn Phạm, Thiếu tá Bùi gia Định và vị chỉ huy trưởng sau cùng là Trung tá Sử ngọc Cả.)Thiếu Tá Sử Ngọc Cả và phi đoàn di chuyển từ Nha Trang vào Phan Rang vào năm 1973.

- Phi đoàn 534 (Kim Ngưu):
PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Nguyễn Văn Thi.
PĐ 534 được thành lập vào giữa năm 1972.

- Phi đoàn 548 (Ó Đen):
PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Trần Mạnh Khôi;
Phi Đoàn 548 được thành lập vào cuối năm 1972

-1 phi đội trực thăng tải thương 259D với phi cơ UH-1

Không Đoàn 23 Chiến Thuật:
Được thành lập vào Tháng 6 năm 1964 tại Biên Hoà.
Tư Lệnh KĐ đầu tiên: Trung Tá Phạm Long Sửu (?)

Sư đoàn 3 KQ được thành lập vào Tháng 5 năm 1970 tại Biên Hoà.
SĐ trưởng đầu tiên: Đại Tá Huỳnh Bá Tính

Gồm có các không đoàn chiến thuật sau đây:
1. Không Đoàn 23 CT: Được mệnh danh là Lò Huấn Luyện Khu Trục vào thời điểm 1960-1969.
Không Đoàn gồm các phi đoàn:

2 phi đoàn quan sát
Phi đoàn 112 với phi cơ O-1, U17
Phi đoàn 124 với phi cơ O-1, U17
2 phi đoàn khu trục Skyraider:

- Đệ nhất Phi Đoàn Khu Trục: Được thành lập vào năm 1956.
Chỉ huy trưởng đầu tiên : Đại Úy Huỳnh Hữu Hiền
Sau này đổi lại là Phi Đoàn 1 Khu Trục ( Đại úy Lưu Văn Đức chỉ huy) . Vào 1960, đã đổi tên thành Phi Đoàn 514 (Phượng Hoàng) khi phi cơ Bearcat F-8F được thay thế bằng phi cơ A1-H và do Đại úy Nguyễn Quang Tri chỉ huy.

- Phi đoàn 518 (Phi Long):
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Thiếu tá Phạm Phú Quốc
Phi đoàn thành lập vào đầu năm 1964

2. Không Đoàn 43 CT:
Gồm 5 phi đoàn trực thăng UH-1: 221, 223, 231, 245, 251,
1 phi đoàn Chinook CH-47A: 237; 1 phi đội trực thăng tải thương UH-1: 259E

3- Không Đoàn 63 CT:
Gồm 5 phi đoàn phản lực F-5

- Phi đoàn 522 (Thần Ưng): Đệ nhất phi đoàn phản lực F-5
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại Úy Nguyễn Quốc Hưng
Thành lập vào tháng 6 năm 1967, gồm các phi cơ F-5A, F-5B, RF-5A
Ghi chú: Phi Đoàn 522 khu trục Skyraider được chính thức thành lập vào năm 1964 tại Tân Sơn Nhất, trực thuộc Biệt đoàn 83 mà Đại Úy Nguyễn Văn Tường là chỉ huy trưởng đầu tiên. Sau đó một số hoa tiêu của phi đoàn này được gửi đi học phản lực cơ F5, một số khác thuyên chuyển về các Phi đoàn 514, 516, 518, và 520.
- Phi Đoàn 536 (Thiên Ưng):
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Đàm Thượng Vũ
Thành lập cuối 1972, gồm phản lực cơ F-5A, F-5B, F-5E

- Phi Đoàn 540 (Hắc Ưng):
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu tá Nguyễn Tiến Thành
Thành lập vào cuối năm 1972, gồm phản lực cơ F-5

- Phi đoàn 542 (Kim Ưng):
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Trịnh Bửu Quang
Thành lập vào cuối năm 1972, gồm phản lực cơ F-5

- Phi đoàn 544 (Hải Ưng):
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Nguyễn Văn Tường
Thành lập vào cuối năm 1972, gồm phản lực cơ F-5

Không Đoàn 74 Chiến Thuật:
Được thành lập vào tháng 4 năm 1964 tại Cần Thơ , sau đó di chuyển về Bình Thủy vào năm 1965.
Tư lệnh Không Đoàn đầu tiên: Trung Tá Huỳnh Bá Tính (?)

Sư Đoàn 4 KQ được thành lập vào Tháng 3 năm 1970 tại Bình Thủy.
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn Huy Ánh

Sư Đoàn gồm các Không Đoàn CT sau đây:

1. Không Đoàn 64 CT:Đồn trú tại Cần Thơ; gồm các phi đoàn:
1 phi đoàn trực thăng Chinook CH-74A : 249
2 phi đoàn trực thăng UH-1: 217, 255
1 phi đội tải thương trực thăng UH-1H: 259H

2. Không đoàn 74 CT: Đồn trú tại Bình Thủy, gồm các phi đoàn:
2 phi đoàn quan sát : 1146, 122 với phi cơ O-1, U-17
3 phi đoàn phản lực A37

- Phi đoàn 520 (Thần Báo): Thành lập năm 1964 tại Biên Hoà
Chỉ Huy Trưởng đầu tiên: Đại úy Nguyễn Ngọc Biện
Phi đoàn lúc đầu tiên tiếp nhận tất cả các hoa tiêu khu trục mới về nước. Trong khi chờ đợi để xuyên huấn trên A 1 Skyraider với 34 Tactical Wing (Hoa Kỳ) và Phi Đoàn VA 152 của Hải quân Hoa Kỳ tại Biên Hoà, các người phi công trẻ tuổi tạm thời bay quen tay với phi cơ T28. Phi đoàn 520 đã di chuyển về Bình Thủy vào giữa năm 1965 với phi cơ A 1 Skyraider và đã trở thành phi đoàn phản lực A37 thứ ba của KLVN vào năm 1968.
- Phi đoàn 526 (Sa Tăng): Đuợc thành lập vào 1971 tại Bình Thủy.
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hải

- Phi đoàn 546 (Thiên Sứ): Được thành lập cuối năm 1972 tại Bình Thủy
Phi đoàn trưởng đầu tiên: Thiếu tá Lê Mộng Hoan

3- Không đoàn 84 CT: Đồn trú tại Bình Thủy, gồm:
3 phi đoàn trực thăng UH-1: 211, 225, 227
Ghi chú: Không đoàn 84 được chính thức thành lập tại Sóc Trăng, và sau này di chuyển về Bình Thủy.
Không đoàn 33 ChiếnThuật:
Được thành lập vào Tháng Giêng năm 1964 tại Tân Sơn Nhất
Tư lệnh KĐ đầu tiên: (?)

Sư Đoàn 5 KQ đã được thành lập vào Tháng Giêng năm 1971 tại Tân Sơn Nhất
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại Tá Phan Phụng Tiên.
Gồm các Không Đoàn Chiến Thuật:

1. Không Đoàn 33 CT: Đồn trú tại Tân Sơn Nhất gồm có các phi đoàn VIP và tải thương:
314 với phi cơ VC-47B, U-17
716 với phi cơ RC-47D , EC-47D, U-6A
718 với phi cơ EC-47D
429 với phi cơ C-7A
430 với phi cơ C-7A

2. Không Đoàn 53 CT: Đồn trú Tân Sơn Nhất, gồm 2 phi đoàn Gunship, và các phi đoàn vận tải:
819 với phi cơ AC-119G
820 với phi cơ AC-119K
435 với phi cơ C-130A
436 với phi cơ C-130A

Không Đoàn 72 Chiến Thuật:
Được thành lập vào năm 1970 (?) tại Pleiku
Tư lệnh KĐ đầu tiên: Trung Tá Nguyễn Văn Bá

Sư Đoàn 6 KQ đã được thành lập vào tháng 6 năm 1972 tại Pleiku
Sư Đoàn Trưởng đầu tiên: Đại Tá Phạm Ngọc Sang,

Gồm 2 Không Đoàn Chiến Thuật:
1. Không Đoàn 72 CT: Tại Pleiku gồm các phi đoàn:
- 1 phi đoàn quan sát 118 với các loại phi cơ O-1, O-2, và U-17.
- 1 phi đoàn khu trục:

- A-1 Skyraider 530 (Thái Dương): Thành lập năm 1970
Chỉ huy trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Lê Bá Định.

- 2 phi đoàn trực thăng UH-1H: 259, 235
- 2 phi đội trực thăng tải thương UH-1H: 259B, 259G

2. Không Đoàn 82 CT: Tại Phù Cát
KĐ trưởng đầu tiên: Trung Tá Nguyễn văn Trương
Gồm các phi đoàn:
-Phi Đoàn 532 (Gấu Đen): Phản lực cơ A37 thành lập năm 1971
PĐ trưởng đầu tiên: Thiếu Tá Lê Trai

- Phi Đoàn 243 trực thăng UH-1H 243
- Phi Đoàn 241 trực thăng Chinook CH-47A
- Phi đội 259A trực thăng tải thương UH-1H

Các Căn Cứ Không Quân:
Không Quân Việt Nam cũng đã tiếp nhận 3 căn cứ của Hoa Kỳ giao lại:

1-Căn cứ 84 Chiến Thuật (Sóc Trăng): Chỉ huy trưởng căn cứ: (?)
Căn cứ 84 trực thuộc Không Đoàn 74 CT , sau này trở thành Không Đoàn 84 CT và thuyên chuyển về Bình Thủy.

2-Căn cứ 60 Chiến Thuật (Phù Cát): Chỉ huy trưởng đầu tiên: Trung tá Nguyễn Hồng Tuyền,
Căn cứ 60 trực thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân và đã được sát nhập vào Sư Đoàn 6 Không Quân khi Sư Đoàn này được thành lập vào năm 1974.

3-Căn cứ 20 Chiến Thuật (Phan Rang): Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn đình Giao,
trực thuộc Sư Đoàn 2 Không Quân và sau này Căn cứ 20 thuộc quân sốâ của Sư Đoàn 6 Không Quân khi SĐ6 di tản từ Pleiku về đồn trú tại Phan Rang vào trung tuần tháng Ba năm 1975.

4-Căn cứ 40 Chiến Thuật (Cần Thơ): Chỉ huy trưởng đầu tiên: Đại tá Nguyễn văn Bá,
Căn cứ 40 trực thuộc Sư đoàn 4 KQ.
Các đơn vị Đặc Biệt:
1-Phi đội B 57 Canberra
Vào đầu năm 1966 KQVN, một phi đội oanh tạc cơ B57 Canberra được thành lập do Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Biện chỉ huy, phi đội này cũng chỉ bay được khoảng 9 tháng thì giải tán . Theo đà tối tân hoá của không lực VNCH, các phi cơ B57 được thay thế bởi phản lực cơ F-5 và A37. Một số các phi công đã được xuyên huấn trên các loại phản lực như F-5 và A-37. Vào năm 1968, phi đoàn 524 Thiên Lôi là phi đoàn đầu tiên được chuyển ngành sang phản lực khu trục A-37.
Vào tháng giêng 1968 (trước Tết Mậu Thân 2 tuần lễ) 12 hoa tiêu của PĐ 524 đã dự khóa huấn luyện xuyên huấn A-37 tại Hoa Kỳ sau đó lần lượt tất cả hoa tiêu của phi đoàn đều được huấn luyện bay A-37, đến tháng 10, 1968 công tác huấn luyện hoàn tất, phi đoàn 524 trở vế VN nhưng lúc này phi đoàn chưa nhận được khu ttrục cơ A-37, cho đến vài tháng sau, đợt phi cơ A-37 đầu tiên viện trợ cho VN được chở từ Mỹ về Biên Hòa và hoa tiêu của phi đoàn 524 đã tiếp nhận phi cơ và bay về Nha Trang.

2- Biệt đoàn 83 (83rd Special Operation Group)
Khởi đầu là những phi vụ bay ra Bắc để thả các chiến sĩ Biệt Kích trong chiến dịch Cò Trắng của Liên Phi Đoàn Vận Tải có căn cứ tại Tân Sơn Nhất. (các phi công như Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, Trung úy Lưu Kim Cương, Trung úy Phan Thanh Vân, Trung úy Nguyễn Ngọc Khoa đã thi hành nhiều phi vụ Cò Trắng ). Một số phi công khu trục như Trung úy Phạm Phú Quốc, Thiếu úy Nguyễn Huy Bách, Thiếu úy Nguyễn Văn Long, Thiếu úy Nguyễn Quốc Thành …..bay thực tập những phi vụ truy kích vơi phi cơ A1-H , cần những sự chính xác về thời gian , hướng bay và cao độ thấp ( cách mặt đất hoặc mặt biển độ chừng 50 feet ) , cất cánh lúc tờ mờ sáng để bay tập những phi vụ này để sẵn sàng thi hành những phi vụ cảm tử trong tương lai nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ .
(Các phi vụ truy kích là để tấn công bất ngờ, hợp đoàn có thể nói là bay sát ngọn cây để tránh tầm nhìn của địch và cũng vì phải bay sát ngọn cây nên tầm nhìn của hoa tiêu bị hạn chế và khi sắp tới mục tiêu kéo phi cơ lên đúng cao độ thì nhào xuông tấn công liền chớ không bay lượn vòng như các phi vụ thường cho nên yếu tố thời gian cũng như hướng gió rất quan trọng để lập phi trình. Chỉ có cấp Phi tuần trưởng mới được phép dẫn hợp đoàn thực hiện phi vụ truy kíck).

Biệt đoàn 83 đã được thành lập chính thức vào năm 1964 (?) tại Tân Sơn Nhất gồm có một số phi cơ C-47, một biệt đội trực thăng gồm 4 phi cơ , một phi đội trắc giác với phi cơ L20, và phi đoàn khu trục 522 vơi phi cơ A1 Skyraider.
Những phi cơ dùng để bay ra Bắc (C47, H-34, L20, A1) không sơn cờ hoặc dấu hiệu nào hết. Vào năm 1966, Phi đoàn 522 được gửi đi xuyên huấn trên phản lực cơ F-5, lúc đó Biệt đoàn 83 chỉ còn 8 phi cơ A1 và 16 phi công để bảo vệ thủ đô và thi hành những phi vụ đặc biệt ngoài Bắc.
Biệt đoàn 83 không thuộc không đoàn nào mà trực thuộc Tư Lệnh Không Quân , dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Trưởng Phòng Hành quân là Thiếu tá Lưu Kim Cương , và khi ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh KĐ74CT thì Đại úy Nguyễn Ngọc Khoa thay thế.
Vào đầu năm 1968, Biệt đoàn 83 bị giải tán. do lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì ông sợ bị đảo chánh. Số phi cơ A1 và một số các phi công đã thuyên chuyển ra Phi đoàn 516 ở Đà Nẵng.
Còn biệt đội trực thăng sau đó trở thành Phi đoàn 219 trực thuộc Không Đoàn 41CT và làm việc thẳng với Phòng 7/BTTM. Sau này Phi đoàn 219 đã thuyên chuyển về Không đoàn 62 tại Nha Trang vào năm 1973 .

Phi vụ Bắc Phạt:
Vào đầu Tháng Hai 1965, KQVN đã chính thức Bắc phạt. Phi vụ đầu tiên oanh kích Vĩnh Linh do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ hướng dẫn. Suốt hơn 3 tháng, KQVN đã có cả trăm phi xuất oanh kích các vùng Đồng Hới, Vĩnh Linh.

Trung Tá Phạm Phú Quốc hướng dẫn 6 phi cơ A1-H trong phi vụ tuần thám võ trang (đầu tiên) vào Tháng Tư 1965, đã hy sinh tại phía nam Hà Tĩnh khoảng độ 10km. Phi hành đoàn trong phi vụ đặc biệt này là:
Phi tuần truy kích
1. Trung tá Phạm Phú Quốc
2. Thiếu úy Nguyễn Đức Chương
3. Đại úy Đặng Thành Danh
4. Thiếu úy Trịnh Bửu Quang

Phi tuần hộ tống
1. Đại úy Chế Văn Nghĩa
2. Thiếu úy Trần Mạnh Khôi

Phi vụ này cũng đã chấm dứt chương trình Bắc phạt, ngoại trừ phi đội A1 Skyraider của Biệt đoàn 83 vẫn thi hành những phi vụ đặc biệt khác ở ngoài Bắc Việt cũng như tại phía bắc của nước Lào. Trong hơn ba tháng Bắc phạt, 6 phi công đã đền nợ nước:
1. Trung Tá Phạm Phú Quốc (Hà Tĩnh)
2. Đại uý Nguyễn Hữu Chẩn (Đồng Hới)
3. Trung úy Vũ Khắc Huề (Đồng Hới)
4. Thiếu úy Nguyễn Thế Tế (Đồng Hới)
5. Thiếu úy Nguyễn Sơn (Đà Nẵng)
6. Thiếu úy Mai Nguyên Hưng (Bà Rá, Phước Long)

Ngoài ra, các phi công đã bị trúng phòng không địch và nhảy dù:
1. Thiếu úy Nguyễn Quốc Đạt bị địch bắt và cầm tù ngoài Bắc cho đến năm 1972.
2. Thiếu Tá Dương Thiệu Hùng nhảy dù tại Mỹ Khê, Đà Nẵng.

Vào năm cuối 1974, ba phi đoàn A1 Skyraider 514, 518, 530 đã bị đình động, phần vì thiếu cơ phận, phần vì phi cơ A1 không phù hợp với chiến trường Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1971 phòng không của địch đã được gia tăng tối đa , địch quân đã dùng hoả tiễn tầm nhiệt SA7, đại bác 37ly, và đại bác 57 ly có hệ thống radar hướng dẫn chống lại các phi cơ của ta. Nhưng vì nhu cầu chiến trường, vào đầu tháng Tư 1975, bốn phi cơ Skyraider của SĐ 3KQ do Thiếu tá Lê Thuận Lợi chỉ huy , đã bay ra Phan Rang để yểm trợ chiến trường vùng này và một phi cơ A1 đã bị phòng không địch bắn hạvào sáng 16 tháng Tư 1975 khi Cộng Quân tấn công vào thành phố Phan Rang, và phi công Thiếu tá Trần Sĩ Công đã đền nợ nước. Và chiếc Skyraider sau cùng hy sinh trong chiến cuộc Việt Nam của Thiếu Tá Trương Phùng đã trúng đạn của Việt cộng trong sáng ngày 30-4-1975 trên vùng trời Sàigòn.
Những ngày di tản:
Ngày 20-3-1975 Sư Đoàn 6 KQ từ Pleiku di tản về Phan Rang
* Các phi đoàn 532, phi đoàn 118 thuyên chuyển về Bình Thủy

Ngày 30-3-1975 Sư Đoàn 1 KQ từ Đà Nẵng di tản về Tân Sơn Nhất

Ngày 1-4-1975 Sư Đoàn 2 KQ từ Nha Trang di tản về Tân Sơn Nhất

Ngày 2-4-1975 Sư Đoàn 6 KQ từ Phan Rang di tản về Tân Sơn Nhất
* Đại Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 6 KQ cùng một phần của Bộ Chỉ Huy.
* Và 2/3 tổng số phi cơ A37, hoa tiêu của 3 phi đoàn 524, 534, 548

Ngày 16-4-1075 Phần còn lại của Sư Đoàn 6 KQ di tản về Tân Sơn Nhất
* Bộ Chỉ Huy tiền phương , Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 6 KQ , Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Dù bị bắt tại Phan Rang.

Ngày 28-4-1975 Sư Đoàn 3 KQ từ Biên Hoà di tản về Tân Sơn Nhất

Ngày 30-4-1975 Trang Sử của Không Lực Việt Nam đã chính thức khép lại
Ghi chú:Trước khi thành lập Sư Đoàn Không Quân, các chức vụ đã được gọi như sau:
Tư Lệnh Không Quân
Tư Lệnh Phó Không Quân
Tham Mưu Trưởng
Chỉ Huy Trưởng căn Cứ
Tư Lệnh Không Đoàn
Tư Lệnh Phó Không Đoàn
Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn
Chỉ Huy Phó Liên Đoàn
Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn
Chỉ Huy Phó Phi Đoàn
Sau khi thành lập Sư Đoàn, các chức vụ được đổi lại như sau:
Tư Lệnh Không Quân (giữ nguyên danh xưng)
Tư Lệnh Phó Không Quân (giữ nguyên danh xưng)
Tham Mưu Trưởng ( giữ nguyên danh xưng)
Sư Đoàn Trưởng
Căn Cứ Trưởng
Không Đoàn Trưởng
Không Đoàn Phó
Liên Đoàn Trrưởng
Liên Đoàn Phó
Phi Đoàn trưởng
Phi Đoàn Phó
Đặc biệt trong tổ chức của Căn Cứ, không có chức vụ Căn Cứ Phó

Không Quân Trần Mạnh KhôiPĐ 518, BĐ 83, PĐ 520, PĐ 548

No comments:

Post a Comment