Ký ức chiến trường
Truyện nhiều kỳ
Bay trong lửa đạn
(Tiếp theo & hết)
Truyện nhiều kỳ
Bay trong lửa đạn
(Tiếp theo & hết)
KingBeeMan & Lãng Tử
Năm 1969 qua đi với nhiều đổi thay. Bên Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đã thắng cử và nhậm chức Tổng thống từ đầu năm 1969, và bắt đầu chương trình Việt hóa chiến tranh, để xoa dịu phong trào phản chiến trong nước Mỹ.
Về mặt chính trị, hòa đàm Paris vẫn cù cưa sau hơn một năm chưa qua khỏi giai đọan sơ khởi tranh luận về hình thể bàn họp hình tròn hay hình vuông. Trong khi đó ngoài chiến trường, binh lính hai bên vẫn tiếp tục ngã xuống để các nhà ngoại giao trong bàn họp có thể nói trong thế mạnh, một thủ đọan đàm phán được mệnh danh là "vừa đánh vừa đàm".
Mức họat động của Bắc quân trên đường mòn Hồ Chí Minh gia tăng mãnh liệt. Hà Nội đưa quân bổ xung và đồ tiếp liệu khởi đi từ miền Bắc qua cầu Hàm Rồng vào miền Trung để đến Ðèo Mụ Già, điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh vào Lào Quốc. Ðoàn quân này sẽ đi theo lộ trình cả ngàn cây số để xâm nhập vào miền Nam qua ba ngõ chính: Ðường 9 Nam Lào qua Khe Sanh, Tà Bạt, A Shau, A Lưới để vào vùng I Chiến Thuật; ngõ thứ hai là từ vùng Ba Biên Giới đi vào Cao Nguyên Trung Phần qua ngã Ben Het, Daktô để vào Kontum, Pleiku của Vùng II Chiến Thuật; và ngõ thứ ba để vào Vùng III Chiến Thuật là đường mòn Bùi Gia Mập. Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) đầu não chính trị và quân sự của Cộng quân điều khiển chiến trường miền Nam thường xuyên di động trong vùng Ðông Bắc Cao Miên sát biên giới Miên-Việt trong các tỉnh Tung Streng, Mondol Kiri, Snoul, Kratié. Do đó Phi Ðoàn 219 được lệnh phải thành lập thêm hai biệt đội cho hai căn cứ xuất phát mới là Ban Mê Thuột và Quản Lợi (Bình Long) để đáp ứng nhu cầu chiến trường.
Những năm hoạt động tại biên giới vùng I, chúng tôi làm việc chung với các phi công trực thăng võ trang của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, một đơn vị rất tinh nhuệ và có truyền thống gan dạ của Quân Ðội Mỹ, họ nổi tiếng trong Thế Chiến Thứ II tại chiến trường Thái Bình Dương qua các trận lừng danh như Saipan, Okinawa v.v... Các phi công của Phi Ðoàn Scarface (Mặt Thẹo) rất gan dạ, họ lấy biểu hiệu cho PÐ này là "hover cover" (bay đứng một chỗ để bắn yểm trợ). Nhưng họ đã phải nghiêng mình bái phục trước hành động quả cảm của "An Cào Cào" như trong bài trích dưới đây của Mike Brokovich trong hồi ký "A Few Good Men" kể lại một cuộc hành quân phối hợp giữa King Bees và Scarface về trường hợp một chiếc "gunship" của Scarface bị bắn rơi trong một cuộc hành quân bên Lào:
" ...Chiếc trực thăng võ trang UH-1B của TQLC Mỹ bị bắn trúng, bốc cháy và rơi xuống dòng sông. An đang bay, chiếc King Bee H-34 bèn nhào xuống vớt được Thiếu tá Hill và Hạ sĩ Dean đang trôi trên sông cách chỗ máy bay rớt 100 thước, rồi giao lại cho một chiếc UH khác của Hoa Kỳ, sau đó An không cần bay lên cao, cứ là là bay ngược lại chiếc phi cơ đang cháy để tìm hai người còn lại là Ron Janousek và Bruce Kane, hai bên sông, địch quân bắn theo như mưa. An bay đứng tại chỗ trên chiếc phi cơ đang cháy, thò đầu ra ngoài cửa sổ ngó tìm. Rồi An đưa chiếc bánh đáp của H-34 móc vào càng chiếc UH-1B đang cháy kéo lên để nhìn vào trong xem có ai còn sống bị kẹt trong đó không? Trong khi đó lợi dụng chiếc H-34 bay đứng một chỗ địch quân lại càng bắn mãnh liệt hơn. Nhưng An không thấy có ai trong đó cả, khi đó An mới bay lên. Chúng tôi không tin ở mắt mình khi thấy An làm vậy vì ngoài việc bị địch quân bắn xối xả, chiếc H-34 có thể bị dính vào chiếc phi cơ bị nạn và bốc cháy theo. Ðây là một trường hợp trong nhiều trường hợp về những hành vi anh dũng của An nói riêng và của các phi công King Bees nói chung".
Các phi công Panthers trực thăng võ trang Cobra của Lục Quân Mỹ làm việc chung với King Bees ở vùng II và phi công Green Hornets của Không Quân Hoa Kỳ bay trực thăng võ trang UH-1N ở vùng III cũng đều có những nhận xét tương tự về các phi công King Bees. Sau hơn 20 năm, gần đây Tổng thống Hoa Kỳ đã ký một bản tuyên dương PÐ 219, và gửi tới Thiếu tá Nguyễn Quí An (An Cào Cào) hiện cư ngụ tại San José, California. An bị bắn cháy trên trời tháng 9 năm 1970, nhưng vẫn điều khiển được chiếc H-34 đáp khẩn cấp và thoát ra trước khi phi cơ nổ. Nhưng hai tay anh bị cháy quá nặng, nên bị cưa, và An được giải ngũ. Sau năm 1975, T/T An bị kẹt lại và vì khuyết tật nên không bị cải tạo lâu, cho nên khi phong trào HO cho các SQ có ít nhất 3 năm tù cải tao qua tỵ nạn thì T/T An không thuộc diện này. Nhưng những quân nhân Mỹ ngày trước được An cứu, ngày nay có nhiều người ra làm chính trị trở nên Thượng Nghị sĩ và Dân biểu Liên Bang. Họ đã tìm cách đưa T/T An qua Hoa Kỳ chữa bệnh, và đệ nạp môt sắc luật đặc biệt lên Quốc Hội để T/T An trở thành thường trú nhân, và T/T An đã có thẻ xanh với nỗ lực của cộng đồng VN (10 ngàn chữ ký) và của các người bạn Hoa Kỳ còn nhớ tới ân tình ngày trước.
Những phi vụ biệt kích được coi là nguy hiểm vì luôn luôn phải đi sâu vào lòng đất địch với hỏa lực yểm trợ tối thiểu. Các phi công bị bắn rớt, nếu không được cứu liền để qua ngày hôm sau thì sẽ không còn nhiều cơ hội để cứu nữa. Ngoài ra, một kẻ thù nguy hiểm hơn thế nữa là thời tiết. Rặng Trường Sơn phân chia biên giới Việt Lào, nhưng cũng là nơi phân chia biên giới sống và chết của các phi công tài ba. Mùa mưa gió Nồm thổi từ phía Nam lên mang theo mưa giông và mây mù che phũ đường về. Thời tiết có thể tương đối còn tốt trên đường xuất phát vượt rặng Trường Sơn qua phía Tây,nhưng khi hoàn tất phi vụ trở về phía Ðông Trường Sơn, mây đã bít kín đường về. Núi non chập chùng không có "radar" hướng dẫn, bay trong mây như hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, nhiều khi xuống sát ngọn cây mới thấy đất, hú hồn thấy mình còn sống. "Hùng Râu Kẽm" đã mất tích không tìm thấy xác trong trường hợp này khi báo cáo lần cuối là chỉ còn 15 phút nữa là đáp. Trong năm 1970, PÐ 219 bị thiệt hại nặng nề khi hai PHÐ số 1 và số 2 của một phi tuần 3 chiếc bị thiệt mạng vì thời tiết xấu tại vùng Kontum. Ðây là nột kỷ niệm trong đời mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Ngày 11 tháng 05 năm 1970, Biệt Ðội 219 làm việc tại B.15 Kontum chỉ có 4 PHÐ gồm có Flight Leader là anh Nguyễn Văn Tưởng và Trưởng phi cơ 3 chiếc còn lại là anh Ngô Viết Vượng & anh Ðặng Văn Cung đều là I.P. (Instructor Pilot) của Phi Ðoàn, còn anh Trần Văn Long lúc đó vừa mới ra Hoa Tiêu Chánh. Vì chỉ có 4 Crews và đến 3 người là I.P. nên anh Tưởng chi cho mỗi ngày bay 3 Crews để anh em còn có thời gian nghỉ ngơi. Hàng ngày, 3 PHÐ bay lên Ðức Cơ trực ở đó, thời gian này chiến trường Cambốt đang sôi động với cuộc hành quân vượt biên đánh qua Miên để tảo thanh an toàn khu Lưỡi Câu và Mỏ Vẹt của Cộng quân do Ðại tướng Ðỗ Cao Trí chỉ huy. Tổng Tham Mưu ra lệnh Phi Ðoàn đưa một Biệt Ðội từ Ðà Nẵng vào nằm chờ lệnh tại trại Biệt Kích Quyết Thắng để thi hành phi vụ mật vào Nam Vang, để nếu cần yểm trợ Tướng Lon Nol mới đảo chánh nhà vua Cao Miên Sihanouk.
Sáng sớm ngày 11 tháng 05 năm 1970, anh Tưởng đến phiên được nghỉ, còn lại ba Phi Hành Ðoàn làm việc sửa soạn lên đường bay lên Ðức Cơ. Lúc này vì là mùa mưa nên trời ẩm thấp mây mù lất phất chưa tan mặc dù đã hơn 8 giờ sáng, ba chiếc lần lượt cất cánh bay thẳng về hướng Ðức Cơ, khi gần đến làng Toumorong trời bắt đầu mưa, anh Cung yêu cầu tất cả bay lên cao để có thể tránh mưa ở dưới thấp. Trời mỗi lúc lại càng mưa lớn hơn, mây mù khắp nơi, càng lên cao trời càng đen. Anh Trần văn Long biết tài năng của mình có giới hạn nên gọi vô tuyến VHF báo cáo trưởng đoàn là anh Vượng xin quay trở về. Anh Vượng đồng ý và nói nếu anh Cung muốn về thì dẫn anh Long về. Anh Long được lệnh bèn hạ thấp xuống bay về, trong phi cơ này tôi bay cơ phi với anh Long. Nhưng anh Cung không về.
Anh Long cho phi cơ xuống nhưng mây mưa càng lúc càng nhiều, không thấy đâu là trời đất cả, và bất thình lình tôi trông thấy những thửa ruộng vuông vuông phía dưới càng lúc càng dâng lên. Tôi vội la lên: "Coi chừng tới đất!". Anh Long vội kéo phi cơ khựng lại, vừa chấm mái nhà của người Thượng tại đây. Trời vẫn còn mưa như trút, anh Long phải vừa bay vừa Hover từ từ quay về KonTum, trong khi đó, trên vô tuyến của máy bay tôi nghe được giọng của anh Cung nhắc nhở: " Qua trái! Núi!... Qua phải! Núi!", rồi một lát sau tôi nghe tiếp cũng giọng của anh Cung: "Vượng ơi! Ði như vậy là giết hết anh em rồi!". Và đó là tiếng nói cuối cùng của anh mà tôi đã được nghe.
Nói về anh Long sau đó gọi nhiều lần cho anh Vượng và anh Cung nhưng không nghe ai trả lời cả, anh vội vàng lầm lũi bay về, nhưng thật tình không biết tâm trạng anh lúc đó như thế nào, chỉ có anh Yên là có thể đoán được thôi, vì anh Yên ngồi kế bên, còn tôi thì không nghe anh nói gì cả. Khi bay về tới KonTum, anh bay thẳng ra phố và cứ thế vòng vòng chung quanh phố chính đường Lê Thánh Tôn nhiều vòng xong anh quay về đáp xuống Parking B.15, chờ một lát thì qủa thật PHÐ anh Tưởng vội vã quay về trại. Anh chạy ngay ra "parking" hỏi: "Chuyện gì vậy Long?" Anh Long mếu máo: "Anh Vượng & Cung bay vô mây và không liên lạc được!" Anh Tưởng nói: " Chắc tụi nó bay tới Ðức Cơ rồi chứ gì?". Rồi anh Tưởng lên máy bay không mở máy mà chỉ mở vô tuyến gọi thử cũng không nghe trả lời, anh Tưởng vội vào Bộ Chỉ Huy của Chiến Ðoàn nhờ gọi thẳng lên Ðức Cơ hỏi xem hai chiếc đã đáp chưa, và được biết chưa có chiếc nào đến Ðức Cơ cả. Bấy giờ anh mới hoảng chạy thẳng ra phi cơ mở máy và tiếp tục gọi. Trời bắt đầu sáng và nắng bắt đầu tỏa xuống vạn vật, Anh Tưởng và anh Long mỗi người một chiếc bay lên và thi nhau gọi: "Vượng nghe không Vượng? Cung nghe không Cung? " và cứ thế hai anh thi nhau gọi, sau đó anh Tưởng gọi về phi trường Cù Hanh ( PleiKu ) hỏi xem có chiếc nào đáp không, nhưng ở đó họ cũng trả lời không thấy, rồi anh Tưởng hỏi các đài không lưu ở khắp nơi, nơi nào có thể liên lạc được anh đều hỏi, nhưng vô vọng không ai phát hiện thấy hai chiếc TT này cả. Hai anh cứ tiếp tục hỏi và bay vòng trên núi cao ngăn đôi giữa KonTum và Ðức Cơ , nói rõ hơn dãy núi này ngăn cách giữa làng Toumorong và làng Plei Jereng (Ðồn của LL.ÐB gọi là Lệ Minh) và cứ thế mà bay vòng cho đến trưa. Khoảng gần 12 giờ, đang bay trên đỉnh núi thì bất chợt tôi nhận thấy có một vài nhánh cây mới gẫy trên ngọn và còn tươi, Tôi vội báo ngay cho anh Long: "Anh Long ơi! Hướng ba giờ có nhánh cây bị gẫy". Anh Long hỏi ngay: "Ðâu đâu?", và lập tức anh quay lại và anh bay từ từ theo dấu nhánh cây gẫy một đoạn xa, lúc này nhìn xuống phía dưới thấy một máy bay bị gẫy làm ba, mà máy bay thì rất nhỏ, như vậy cây ở đây rất cao. Anh Long gọi ngay cho anh Tưởng và hai anh cứ từ từ bay vòng và lấy rộng ra lần lần, chúng tôi 6 người cứ thế mà dán mắt xuống dưới rừng tìm kiếm, cuối cùng anh Tưởng trông thấy một người đang cầm miếng vải đỏ ở dưới thung lũng sâu cách xa chỗ rơi máy bay nhiều cây số, đàu đội nón nâu như lính Nhảy Dù hay Biệt Ðộng quân, và đang ra tín hiệu, anh Tưởng nghĩ không biết người này đang ra dấu cái gì, vì nếu là lính hay là NVPH ít nhất cũng phải biết sử dụng miếng vải "si-nhan" (Signal). Anh ta là ai và muốn gì? Vì Anh ta sử dụng miếng vải đưa lên đưa xuống như vẩy nước ở trong khăn cho khô. Nhưng anh Tưởng cũng phải xuống gần xem. Anh cũng biết vì thung lũng này bao quanh là núi nếu có gì rất khó phản ứng. Xuống gần đến nơi anh nhận ra Mevo Trần Văn Liên. Anh la lên: "Long ơi, Long! Thằng Liên, Long ơi!". Liên là em ruột anh Long, bay cơ phi chiếc anh Cung. Anh Long xúc động quá thảng thốt kêu lên: "Thằng Liên hả Ð/U?", rồi anh quay qua anh Yên nói trong nghẹn ngào: "Yên ơi! Yên mày bay đi tao chắc chết!", rồi anh buông cần lái, không nói thêm được gì nữa. Trong khi đó anh Tưởng không thể xuống được nữa vì dưới đó quá sâu, anh nói với Mevo Nguyễn Thanh Cần ra dấu cho Liên ở đó chờ, anh bay đi xả bớt xăng cho nhẹ Tàu rồi mới xuống được. Anh bay thẳng về Toumorong đáp xuống ruộng xả bớt hai bình xăng, sau đó anh bay lên và nói với Mevo Cần buộc giây ba chạc vào Hoist và thả xuống, ra dấu cho nó luồn hai chân vào giây ba chạc và ôm vào sợi giây, Liên lúc đó cũng quá căng thẳng rồi nên anh ta chỉ sỏ một chân rồi ôm cứng lấy sợi giây, và Liên cũng đã được đưa lên tàu. Hai PHÐ bay trở về B.15 và được Liên thuật lại diễn tiến tai nạn:
"Lúc vào trong mây chỉ thấy núi và cây, anh Cung chỉ "hover" lết theo ngọn cây mà bay, sau đó anh quẹt vào cây, và máy bay cứ lao thẳng tới, và vào những nhánh cây lớn và rơi thẳng xuống. Liên chỉ đeo cái Headset mà không đội nón bay, thật là may mắn Liên không bị thương chỉ sây sát sơ sơ trên đầu, Anh dùng băng cá nhân màu nâu quấn ngang đầu, lúc rơi xuống anh Cung còn tỉnh táo, leo ra khỏi máy bay, và Liên dìu anh Cung ra xa khỏi nơi tai nạn. Anh mệt quá vá yêu cầu Liên cho anh ngồi nghỉ dưới một gốc cây, sau đó anh nói Liên móc trong túi anh lấy ra cái bóp và cái hộp quẹt Zippo. Anh nói Liên đem về cho vợ con anh, và anh nói là anh bị tức ngực, một lát sau anh Cung nẩy người lên và rút hai chân, hai tay cũng co lại trong tư thế ngồi bay, rồi trút hơi thở cuối cùng , Anh Ð/U ÐẶNG VĂN CUNG đã hy sinh ngày 11/05/1970. Trước khi Anh vĩnh viễn lìa bỏ gia đình và đồng đội anh đã tức chính bản thân mình "Tại sao không "control" được lại để cho rơi!" và anh đã nấc lên co vào tư thế bay để rồi lịm đi. Liên thấy bất lực trước cái chết của vị chỉ huy của mình, không làm gì được, anh cứ thế đi theo triền dốc, càng đi cây cối càng rậm rạp, nghe tiếng máy bay mà không có cách nào ra hiệu cho máy bay thấy cả, vì cây cao và tàng cây che kín. Sau cùng anh ta xuống đến gần cuối chân núi mới có một khoảng trống, cũng may vừa chạy đến đó thì anh sắp lả vì đói và mệt, thì được máy bay anh Tưởng kịp kéo lên đưa Liên về.
Tiếp tục anh Tưởng, anh Long cùng máy bay quan sát từ Pleiku đua nhau đi tìm chiếc anh Vượng, đồng thời anh Tưởng yêu cầu cho thả Team xuống để đưa xác anh Cung và Th/U Ðạt về. Khi thả Team thì cây quá cao "hoist" và thang giây không thể xuống tới nơi được, phải cho Team tuột giây Thụy Sỉ, khi Team vào đến nơi bị tai nạn, thì không thể nào lấy được xác của Th/U Ðạt vì Transmission đã đè lên Th/U Ðạt chỉ còn thấy có nửa mặt phải. Sáng hôm sau, trực thăng đã câu được anh Cung về, cũng vẫn còn tư thế ngồi bay, làm mọi người vẫn tưởng anh chết trên máy bay, lập tức xác Anh được đưa vào trại tắm rửa và nắn lại tư thế nằm ngủ. Anh đã cài nịt bụng nhưng quên cài giây choàng vai nên bị cần lái đập vào ngực và mặt, làm mặt anh sưng lên và ngực bầm tím. Thi hài anh được đưa về Ðà Nẵng và gởi tại Bệnh viện Duy Tân. Anh Tưởng liên lạc với Trực Thăng. CH-53 của Quân Ðội Hoa Kỳ đến thả giây xuông móc vào Main Rotor kéo Transmission lên để Team lôi xác anh Th/U Ðạt ra, và thi hài Th/u Ðạt đã được mang về, vì anh đã bị vùi xuống đất và nửa mặt phải ở phía trên nên nửa phần mặt nổi lên trên bị tím đen.
Cuộc tìm kiếm vẫn còn tiếp diễn, PÐ 219 cho thêm TT lên tăng cường tìm kiếm, đến ngày thứ ba thì phi cơ quan sát đã tìm gặp xác máy bay CH-34 ở phía Tây Bắc của nơi anh Cung bị rơi và cách nơi anh Cung khoảng mười mấy cây số, một thung lũng cây thưa thớt. Máy bay đã bị cháy thành tro, trên cao nhìn xuống như ai đã vẽ lại chiếc may bay của anh Vượng. Với nơi trống trải này thì chắc anh Vượng đã bị Vertigo rồi. Thả Team xuống chỉ còn hốt tro ba người và chia đều ra ba túi là :
Về mặt chính trị, hòa đàm Paris vẫn cù cưa sau hơn một năm chưa qua khỏi giai đọan sơ khởi tranh luận về hình thể bàn họp hình tròn hay hình vuông. Trong khi đó ngoài chiến trường, binh lính hai bên vẫn tiếp tục ngã xuống để các nhà ngoại giao trong bàn họp có thể nói trong thế mạnh, một thủ đọan đàm phán được mệnh danh là "vừa đánh vừa đàm".
Mức họat động của Bắc quân trên đường mòn Hồ Chí Minh gia tăng mãnh liệt. Hà Nội đưa quân bổ xung và đồ tiếp liệu khởi đi từ miền Bắc qua cầu Hàm Rồng vào miền Trung để đến Ðèo Mụ Già, điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh vào Lào Quốc. Ðoàn quân này sẽ đi theo lộ trình cả ngàn cây số để xâm nhập vào miền Nam qua ba ngõ chính: Ðường 9 Nam Lào qua Khe Sanh, Tà Bạt, A Shau, A Lưới để vào vùng I Chiến Thuật; ngõ thứ hai là từ vùng Ba Biên Giới đi vào Cao Nguyên Trung Phần qua ngã Ben Het, Daktô để vào Kontum, Pleiku của Vùng II Chiến Thuật; và ngõ thứ ba để vào Vùng III Chiến Thuật là đường mòn Bùi Gia Mập. Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) đầu não chính trị và quân sự của Cộng quân điều khiển chiến trường miền Nam thường xuyên di động trong vùng Ðông Bắc Cao Miên sát biên giới Miên-Việt trong các tỉnh Tung Streng, Mondol Kiri, Snoul, Kratié. Do đó Phi Ðoàn 219 được lệnh phải thành lập thêm hai biệt đội cho hai căn cứ xuất phát mới là Ban Mê Thuột và Quản Lợi (Bình Long) để đáp ứng nhu cầu chiến trường.
Những năm hoạt động tại biên giới vùng I, chúng tôi làm việc chung với các phi công trực thăng võ trang của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, một đơn vị rất tinh nhuệ và có truyền thống gan dạ của Quân Ðội Mỹ, họ nổi tiếng trong Thế Chiến Thứ II tại chiến trường Thái Bình Dương qua các trận lừng danh như Saipan, Okinawa v.v... Các phi công của Phi Ðoàn Scarface (Mặt Thẹo) rất gan dạ, họ lấy biểu hiệu cho PÐ này là "hover cover" (bay đứng một chỗ để bắn yểm trợ). Nhưng họ đã phải nghiêng mình bái phục trước hành động quả cảm của "An Cào Cào" như trong bài trích dưới đây của Mike Brokovich trong hồi ký "A Few Good Men" kể lại một cuộc hành quân phối hợp giữa King Bees và Scarface về trường hợp một chiếc "gunship" của Scarface bị bắn rơi trong một cuộc hành quân bên Lào:
" ...Chiếc trực thăng võ trang UH-1B của TQLC Mỹ bị bắn trúng, bốc cháy và rơi xuống dòng sông. An đang bay, chiếc King Bee H-34 bèn nhào xuống vớt được Thiếu tá Hill và Hạ sĩ Dean đang trôi trên sông cách chỗ máy bay rớt 100 thước, rồi giao lại cho một chiếc UH khác của Hoa Kỳ, sau đó An không cần bay lên cao, cứ là là bay ngược lại chiếc phi cơ đang cháy để tìm hai người còn lại là Ron Janousek và Bruce Kane, hai bên sông, địch quân bắn theo như mưa. An bay đứng tại chỗ trên chiếc phi cơ đang cháy, thò đầu ra ngoài cửa sổ ngó tìm. Rồi An đưa chiếc bánh đáp của H-34 móc vào càng chiếc UH-1B đang cháy kéo lên để nhìn vào trong xem có ai còn sống bị kẹt trong đó không? Trong khi đó lợi dụng chiếc H-34 bay đứng một chỗ địch quân lại càng bắn mãnh liệt hơn. Nhưng An không thấy có ai trong đó cả, khi đó An mới bay lên. Chúng tôi không tin ở mắt mình khi thấy An làm vậy vì ngoài việc bị địch quân bắn xối xả, chiếc H-34 có thể bị dính vào chiếc phi cơ bị nạn và bốc cháy theo. Ðây là một trường hợp trong nhiều trường hợp về những hành vi anh dũng của An nói riêng và của các phi công King Bees nói chung".
Các phi công Panthers trực thăng võ trang Cobra của Lục Quân Mỹ làm việc chung với King Bees ở vùng II và phi công Green Hornets của Không Quân Hoa Kỳ bay trực thăng võ trang UH-1N ở vùng III cũng đều có những nhận xét tương tự về các phi công King Bees. Sau hơn 20 năm, gần đây Tổng thống Hoa Kỳ đã ký một bản tuyên dương PÐ 219, và gửi tới Thiếu tá Nguyễn Quí An (An Cào Cào) hiện cư ngụ tại San José, California. An bị bắn cháy trên trời tháng 9 năm 1970, nhưng vẫn điều khiển được chiếc H-34 đáp khẩn cấp và thoát ra trước khi phi cơ nổ. Nhưng hai tay anh bị cháy quá nặng, nên bị cưa, và An được giải ngũ. Sau năm 1975, T/T An bị kẹt lại và vì khuyết tật nên không bị cải tạo lâu, cho nên khi phong trào HO cho các SQ có ít nhất 3 năm tù cải tao qua tỵ nạn thì T/T An không thuộc diện này. Nhưng những quân nhân Mỹ ngày trước được An cứu, ngày nay có nhiều người ra làm chính trị trở nên Thượng Nghị sĩ và Dân biểu Liên Bang. Họ đã tìm cách đưa T/T An qua Hoa Kỳ chữa bệnh, và đệ nạp môt sắc luật đặc biệt lên Quốc Hội để T/T An trở thành thường trú nhân, và T/T An đã có thẻ xanh với nỗ lực của cộng đồng VN (10 ngàn chữ ký) và của các người bạn Hoa Kỳ còn nhớ tới ân tình ngày trước.
Những phi vụ biệt kích được coi là nguy hiểm vì luôn luôn phải đi sâu vào lòng đất địch với hỏa lực yểm trợ tối thiểu. Các phi công bị bắn rớt, nếu không được cứu liền để qua ngày hôm sau thì sẽ không còn nhiều cơ hội để cứu nữa. Ngoài ra, một kẻ thù nguy hiểm hơn thế nữa là thời tiết. Rặng Trường Sơn phân chia biên giới Việt Lào, nhưng cũng là nơi phân chia biên giới sống và chết của các phi công tài ba. Mùa mưa gió Nồm thổi từ phía Nam lên mang theo mưa giông và mây mù che phũ đường về. Thời tiết có thể tương đối còn tốt trên đường xuất phát vượt rặng Trường Sơn qua phía Tây,nhưng khi hoàn tất phi vụ trở về phía Ðông Trường Sơn, mây đã bít kín đường về. Núi non chập chùng không có "radar" hướng dẫn, bay trong mây như hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, nhiều khi xuống sát ngọn cây mới thấy đất, hú hồn thấy mình còn sống. "Hùng Râu Kẽm" đã mất tích không tìm thấy xác trong trường hợp này khi báo cáo lần cuối là chỉ còn 15 phút nữa là đáp. Trong năm 1970, PÐ 219 bị thiệt hại nặng nề khi hai PHÐ số 1 và số 2 của một phi tuần 3 chiếc bị thiệt mạng vì thời tiết xấu tại vùng Kontum. Ðây là nột kỷ niệm trong đời mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Ngày 11 tháng 05 năm 1970, Biệt Ðội 219 làm việc tại B.15 Kontum chỉ có 4 PHÐ gồm có Flight Leader là anh Nguyễn Văn Tưởng và Trưởng phi cơ 3 chiếc còn lại là anh Ngô Viết Vượng & anh Ðặng Văn Cung đều là I.P. (Instructor Pilot) của Phi Ðoàn, còn anh Trần Văn Long lúc đó vừa mới ra Hoa Tiêu Chánh. Vì chỉ có 4 Crews và đến 3 người là I.P. nên anh Tưởng chi cho mỗi ngày bay 3 Crews để anh em còn có thời gian nghỉ ngơi. Hàng ngày, 3 PHÐ bay lên Ðức Cơ trực ở đó, thời gian này chiến trường Cambốt đang sôi động với cuộc hành quân vượt biên đánh qua Miên để tảo thanh an toàn khu Lưỡi Câu và Mỏ Vẹt của Cộng quân do Ðại tướng Ðỗ Cao Trí chỉ huy. Tổng Tham Mưu ra lệnh Phi Ðoàn đưa một Biệt Ðội từ Ðà Nẵng vào nằm chờ lệnh tại trại Biệt Kích Quyết Thắng để thi hành phi vụ mật vào Nam Vang, để nếu cần yểm trợ Tướng Lon Nol mới đảo chánh nhà vua Cao Miên Sihanouk.
Sáng sớm ngày 11 tháng 05 năm 1970, anh Tưởng đến phiên được nghỉ, còn lại ba Phi Hành Ðoàn làm việc sửa soạn lên đường bay lên Ðức Cơ. Lúc này vì là mùa mưa nên trời ẩm thấp mây mù lất phất chưa tan mặc dù đã hơn 8 giờ sáng, ba chiếc lần lượt cất cánh bay thẳng về hướng Ðức Cơ, khi gần đến làng Toumorong trời bắt đầu mưa, anh Cung yêu cầu tất cả bay lên cao để có thể tránh mưa ở dưới thấp. Trời mỗi lúc lại càng mưa lớn hơn, mây mù khắp nơi, càng lên cao trời càng đen. Anh Trần văn Long biết tài năng của mình có giới hạn nên gọi vô tuyến VHF báo cáo trưởng đoàn là anh Vượng xin quay trở về. Anh Vượng đồng ý và nói nếu anh Cung muốn về thì dẫn anh Long về. Anh Long được lệnh bèn hạ thấp xuống bay về, trong phi cơ này tôi bay cơ phi với anh Long. Nhưng anh Cung không về.
Anh Long cho phi cơ xuống nhưng mây mưa càng lúc càng nhiều, không thấy đâu là trời đất cả, và bất thình lình tôi trông thấy những thửa ruộng vuông vuông phía dưới càng lúc càng dâng lên. Tôi vội la lên: "Coi chừng tới đất!". Anh Long vội kéo phi cơ khựng lại, vừa chấm mái nhà của người Thượng tại đây. Trời vẫn còn mưa như trút, anh Long phải vừa bay vừa Hover từ từ quay về KonTum, trong khi đó, trên vô tuyến của máy bay tôi nghe được giọng của anh Cung nhắc nhở: " Qua trái! Núi!... Qua phải! Núi!", rồi một lát sau tôi nghe tiếp cũng giọng của anh Cung: "Vượng ơi! Ði như vậy là giết hết anh em rồi!". Và đó là tiếng nói cuối cùng của anh mà tôi đã được nghe.
Nói về anh Long sau đó gọi nhiều lần cho anh Vượng và anh Cung nhưng không nghe ai trả lời cả, anh vội vàng lầm lũi bay về, nhưng thật tình không biết tâm trạng anh lúc đó như thế nào, chỉ có anh Yên là có thể đoán được thôi, vì anh Yên ngồi kế bên, còn tôi thì không nghe anh nói gì cả. Khi bay về tới KonTum, anh bay thẳng ra phố và cứ thế vòng vòng chung quanh phố chính đường Lê Thánh Tôn nhiều vòng xong anh quay về đáp xuống Parking B.15, chờ một lát thì qủa thật PHÐ anh Tưởng vội vã quay về trại. Anh chạy ngay ra "parking" hỏi: "Chuyện gì vậy Long?" Anh Long mếu máo: "Anh Vượng & Cung bay vô mây và không liên lạc được!" Anh Tưởng nói: " Chắc tụi nó bay tới Ðức Cơ rồi chứ gì?". Rồi anh Tưởng lên máy bay không mở máy mà chỉ mở vô tuyến gọi thử cũng không nghe trả lời, anh Tưởng vội vào Bộ Chỉ Huy của Chiến Ðoàn nhờ gọi thẳng lên Ðức Cơ hỏi xem hai chiếc đã đáp chưa, và được biết chưa có chiếc nào đến Ðức Cơ cả. Bấy giờ anh mới hoảng chạy thẳng ra phi cơ mở máy và tiếp tục gọi. Trời bắt đầu sáng và nắng bắt đầu tỏa xuống vạn vật, Anh Tưởng và anh Long mỗi người một chiếc bay lên và thi nhau gọi: "Vượng nghe không Vượng? Cung nghe không Cung? " và cứ thế hai anh thi nhau gọi, sau đó anh Tưởng gọi về phi trường Cù Hanh ( PleiKu ) hỏi xem có chiếc nào đáp không, nhưng ở đó họ cũng trả lời không thấy, rồi anh Tưởng hỏi các đài không lưu ở khắp nơi, nơi nào có thể liên lạc được anh đều hỏi, nhưng vô vọng không ai phát hiện thấy hai chiếc TT này cả. Hai anh cứ tiếp tục hỏi và bay vòng trên núi cao ngăn đôi giữa KonTum và Ðức Cơ , nói rõ hơn dãy núi này ngăn cách giữa làng Toumorong và làng Plei Jereng (Ðồn của LL.ÐB gọi là Lệ Minh) và cứ thế mà bay vòng cho đến trưa. Khoảng gần 12 giờ, đang bay trên đỉnh núi thì bất chợt tôi nhận thấy có một vài nhánh cây mới gẫy trên ngọn và còn tươi, Tôi vội báo ngay cho anh Long: "Anh Long ơi! Hướng ba giờ có nhánh cây bị gẫy". Anh Long hỏi ngay: "Ðâu đâu?", và lập tức anh quay lại và anh bay từ từ theo dấu nhánh cây gẫy một đoạn xa, lúc này nhìn xuống phía dưới thấy một máy bay bị gẫy làm ba, mà máy bay thì rất nhỏ, như vậy cây ở đây rất cao. Anh Long gọi ngay cho anh Tưởng và hai anh cứ từ từ bay vòng và lấy rộng ra lần lần, chúng tôi 6 người cứ thế mà dán mắt xuống dưới rừng tìm kiếm, cuối cùng anh Tưởng trông thấy một người đang cầm miếng vải đỏ ở dưới thung lũng sâu cách xa chỗ rơi máy bay nhiều cây số, đàu đội nón nâu như lính Nhảy Dù hay Biệt Ðộng quân, và đang ra tín hiệu, anh Tưởng nghĩ không biết người này đang ra dấu cái gì, vì nếu là lính hay là NVPH ít nhất cũng phải biết sử dụng miếng vải "si-nhan" (Signal). Anh ta là ai và muốn gì? Vì Anh ta sử dụng miếng vải đưa lên đưa xuống như vẩy nước ở trong khăn cho khô. Nhưng anh Tưởng cũng phải xuống gần xem. Anh cũng biết vì thung lũng này bao quanh là núi nếu có gì rất khó phản ứng. Xuống gần đến nơi anh nhận ra Mevo Trần Văn Liên. Anh la lên: "Long ơi, Long! Thằng Liên, Long ơi!". Liên là em ruột anh Long, bay cơ phi chiếc anh Cung. Anh Long xúc động quá thảng thốt kêu lên: "Thằng Liên hả Ð/U?", rồi anh quay qua anh Yên nói trong nghẹn ngào: "Yên ơi! Yên mày bay đi tao chắc chết!", rồi anh buông cần lái, không nói thêm được gì nữa. Trong khi đó anh Tưởng không thể xuống được nữa vì dưới đó quá sâu, anh nói với Mevo Nguyễn Thanh Cần ra dấu cho Liên ở đó chờ, anh bay đi xả bớt xăng cho nhẹ Tàu rồi mới xuống được. Anh bay thẳng về Toumorong đáp xuống ruộng xả bớt hai bình xăng, sau đó anh bay lên và nói với Mevo Cần buộc giây ba chạc vào Hoist và thả xuống, ra dấu cho nó luồn hai chân vào giây ba chạc và ôm vào sợi giây, Liên lúc đó cũng quá căng thẳng rồi nên anh ta chỉ sỏ một chân rồi ôm cứng lấy sợi giây, và Liên cũng đã được đưa lên tàu. Hai PHÐ bay trở về B.15 và được Liên thuật lại diễn tiến tai nạn:
"Lúc vào trong mây chỉ thấy núi và cây, anh Cung chỉ "hover" lết theo ngọn cây mà bay, sau đó anh quẹt vào cây, và máy bay cứ lao thẳng tới, và vào những nhánh cây lớn và rơi thẳng xuống. Liên chỉ đeo cái Headset mà không đội nón bay, thật là may mắn Liên không bị thương chỉ sây sát sơ sơ trên đầu, Anh dùng băng cá nhân màu nâu quấn ngang đầu, lúc rơi xuống anh Cung còn tỉnh táo, leo ra khỏi máy bay, và Liên dìu anh Cung ra xa khỏi nơi tai nạn. Anh mệt quá vá yêu cầu Liên cho anh ngồi nghỉ dưới một gốc cây, sau đó anh nói Liên móc trong túi anh lấy ra cái bóp và cái hộp quẹt Zippo. Anh nói Liên đem về cho vợ con anh, và anh nói là anh bị tức ngực, một lát sau anh Cung nẩy người lên và rút hai chân, hai tay cũng co lại trong tư thế ngồi bay, rồi trút hơi thở cuối cùng , Anh Ð/U ÐẶNG VĂN CUNG đã hy sinh ngày 11/05/1970. Trước khi Anh vĩnh viễn lìa bỏ gia đình và đồng đội anh đã tức chính bản thân mình "Tại sao không "control" được lại để cho rơi!" và anh đã nấc lên co vào tư thế bay để rồi lịm đi. Liên thấy bất lực trước cái chết của vị chỉ huy của mình, không làm gì được, anh cứ thế đi theo triền dốc, càng đi cây cối càng rậm rạp, nghe tiếng máy bay mà không có cách nào ra hiệu cho máy bay thấy cả, vì cây cao và tàng cây che kín. Sau cùng anh ta xuống đến gần cuối chân núi mới có một khoảng trống, cũng may vừa chạy đến đó thì anh sắp lả vì đói và mệt, thì được máy bay anh Tưởng kịp kéo lên đưa Liên về.
Tiếp tục anh Tưởng, anh Long cùng máy bay quan sát từ Pleiku đua nhau đi tìm chiếc anh Vượng, đồng thời anh Tưởng yêu cầu cho thả Team xuống để đưa xác anh Cung và Th/U Ðạt về. Khi thả Team thì cây quá cao "hoist" và thang giây không thể xuống tới nơi được, phải cho Team tuột giây Thụy Sỉ, khi Team vào đến nơi bị tai nạn, thì không thể nào lấy được xác của Th/U Ðạt vì Transmission đã đè lên Th/U Ðạt chỉ còn thấy có nửa mặt phải. Sáng hôm sau, trực thăng đã câu được anh Cung về, cũng vẫn còn tư thế ngồi bay, làm mọi người vẫn tưởng anh chết trên máy bay, lập tức xác Anh được đưa vào trại tắm rửa và nắn lại tư thế nằm ngủ. Anh đã cài nịt bụng nhưng quên cài giây choàng vai nên bị cần lái đập vào ngực và mặt, làm mặt anh sưng lên và ngực bầm tím. Thi hài anh được đưa về Ðà Nẵng và gởi tại Bệnh viện Duy Tân. Anh Tưởng liên lạc với Trực Thăng. CH-53 của Quân Ðội Hoa Kỳ đến thả giây xuông móc vào Main Rotor kéo Transmission lên để Team lôi xác anh Th/U Ðạt ra, và thi hài Th/u Ðạt đã được mang về, vì anh đã bị vùi xuống đất và nửa mặt phải ở phía trên nên nửa phần mặt nổi lên trên bị tím đen.
Cuộc tìm kiếm vẫn còn tiếp diễn, PÐ 219 cho thêm TT lên tăng cường tìm kiếm, đến ngày thứ ba thì phi cơ quan sát đã tìm gặp xác máy bay CH-34 ở phía Tây Bắc của nơi anh Cung bị rơi và cách nơi anh Cung khoảng mười mấy cây số, một thung lũng cây thưa thớt. Máy bay đã bị cháy thành tro, trên cao nhìn xuống như ai đã vẽ lại chiếc may bay của anh Vượng. Với nơi trống trải này thì chắc anh Vượng đã bị Vertigo rồi. Thả Team xuống chỉ còn hốt tro ba người và chia đều ra ba túi là :
Anh Ð/U NGÔ VIẾT VƯỢNG -
Tr/U SQ.ÐL LÊ VĂN SANG -
Th/S PHẠM VĂN TRUẬT.
Anh Truật là người có tín ngưỡng rất cao, anh theo đạo Công giáo và mỗi lần khi đi xe ngang qua nhà thờ, anh đều xuống xe dẫn bộ, mỗi khi đi bay trông thấy một chiếc TT câu một chiếc khác, anh đều làm dấu và cầu nguyện ơn trên phù hộ cho những người bị nạn tai qua nạn khỏi. Bây giờ ngày 11/05/1970, các anh đã ra đi. Chúng tôi toàn thể anh em PÐ 219 Ðồng Ðội của các anh luôn luôn mặc niệm và tưởng nhớ đến các anh cùng cung kính cầu nguyện cho các anh sớm về cõi Vĩnh Hằng.
Sau khi thi hài của ba anh được đem về ÐNG thì Phi Ðoàn phân công chia nhau đưa các anh về với thân nhân gia đình. Tôi và một số sĩ quan trong Phi Ðoàn được phân công đi theo anh Lộc đưa thi hài anh Phạm Văn Truật về với gia đình anh ở Giáo Sứ Bùi Môn, gần T.T.H.L. Quang Trung. Khi quan tài anh được đặt đúng chỗ trong nhà theo yêu cầu của gia đình anh, anh Lộc cho làm lễ truy điệu và mặc niệm trước linh cửu anh Phạm Văn Truật. Khi anh Lộc hô to: "Một phút mặc niệm bắt đầu!", thì tôi thấy người nhà bưng một cái rổ to tướng từ ngoài cửa đi vào trong nhà, trong rổ là hai chú chó to lớn đã được thui sẵn vàng rụm và bóng lưỡng, lúc đó dù không khí đau buồn và trang nghiêm, nhưng tôi cố bấm bùng nhịn cười vì chưa bao giờ tôi thấy như thế này, chắc anh Lộc cùng các anh em khác cũng vậy. Nhưng tới ngày nay mỗi năm vào ngày một Tết, tôi đều đến viếng mộ anh Truật. Còn về thi hài anh Vượng thì tôi được nghe nói đến ngày đưa đám anh có 4 chiếc CH. 34 bay lượn trên bầu trời Huế tiễn đưa anh Ngô Viết Vượng đi về nơi an nghỉ cuối cùng. Anh Sang thì có anh Ngọ và một số anh em khác đưa về Saigon với thân nhân.
Nhưng cái số anh Long và Liên bị thời tiết xấu đeo đuổi, cả hai thoát chết ngày 11 tháng 5 năm 1970, nhưng họ lại chết chung với nhau ngày 09 tháng 10 năm 1971, cũng vì thời tiết xấu trên đường từ Quản Lôi về Sài Gòn.
Trước đó một ngày, Trưởng trại Quản Lợi yêu cầu anh Vũ Ðức Thắng Kingbee Lead cho tăng cường máy bay để đi đón một đại đội về, anh Thắng điện ra Ban Mê Thuột yêu cầu anh Trần văn Long cho tăng cường một chiếc (lúc này anh Trần văn Long cũng đã là Leader ở Biệt Ðội BMT), sáng sớm hôm sau phải có mặt tại sân bay Lộc Ninh. Chiều hôm đó, PHÐ Vũ Ðức Thắng - Nguyễn Ngọc An - Nguyễn Văn Mai và PHÐ Nguyển Hải Hoàn - Nguyễn Văn Kim (Kim méo) - tôi bay về Saigon. Khi về đến nhà thì Nguyễn Thanh Cần tình nguyện bay thế tôi.
Buổi sáng tinh mơ hôm đó, thứ Bảy ngày cuối tuần, hai PHÐ của anh Thắng và Hoàn bay lên Quản Lợi và lên trực ở sân bay Lộc Ninh và anh Long đã chờ ở đó với Ðại Uý Miller trưởng ban điều động hành quân. Phi vụ ngày hôm đó hoàn tất trễ, đến 20 giờ tối mới cất cánh về Saigon. Trời Quản Lợi tuy không được trong lắm, nhưng mọi người cũng quyết định bay về Saigon với ba PHÐ THẮNG - AN - MAI, LONG - THÀNH - LIÊN & HOÀN - KIM - CẦN. (Ðúng ra thì Mevo đi với anh Trần văn Long là Trần Mạnh Nghiêm vì Nghiêm là Mevo trước Liên với lại Phi Ðoàn không cho anh em bay chung nhưng anh Long lên BMT lại là Leader và khi về Quản Lợi sẽ nghỉ đêm ở Saigon nên rủ Liên cùng về). Khi ba chiếc bay đến xã Minh Hưng cách thị trấn Chơn Thành khoảng 20 cây số thì trời bắt đầu đổ mưa, và mưa mỗi lúc một to thêm. Ban đêm trời mưa nên không còn trông thấy gì nữa cả, hai chiếc đầu của anh Thắng và anh Long bay lạc hướng về phía xã Minh Lập, còn anh Hoàn cứ bò theo đường Quốc Lộ 13 về đến sân bay Chơn Thành, một sân bay nhỏ nằm gần lề đường ngay đầu thị trấn. Anh Hoàn không thể bay được nữa đã đáp xuống đây sát đồn Cảnh Sát Dã Chiến, vào khoảng nửa đêm được tin địch quân có thể tấn công nên trưởng đồn cảnh sát đã phát cho ba chàng Không Quân ba khẩu M.16 và yêu cầu ra vòng đai nằm gác, thế là ba chàng vừa thoát tai nạn này lại ập đến tai nạn khác, cứ thế mà nằm ngoài giao thông hào cho đến sáng.
Sáng Chủ nhật, tôi được Cần đến nhà trả Headset và mếu máo cho biết hai chiếc anh Thắng và anh Long chết hết rồi. Tôi bàng hoàng trước tin tức này, vội chụp Headset mà Cần trả mặc vội quần áo nhờ chú em cũng Không Quân chở vào phi trường Tân Sơn Nhất và gặp anh Phạm Ngọc Sâm, và được biết hai chiếc đã bị Vertigo. Tôi bay theo anh Sâm lên Chơn Thành và lùng tìm hai chiếc bị mất tích, sau đó tìm gặp hai chiếc rớt ở hai nơi cũng khá xa nhau nhưng đều thuộc xã Minh Lập, nơi đây thuộc rừng chồi, nhưng cây cũng đã cao khỏi nóc nhà, hai chiếc đều bị cháy. Ban đầu tìm ra xác chiếc của anh Thắng ba người VŨ ÐỨC THẮNG - NGUYỄN NGỌC AN - NGUYỄN VĂN MAI, đều bị cháy đen. Sau mới tìm ra chiếc của anh Long PHÐ gồm TRẦN VĂN LONG - NGÔ VĂN THÀNH - TRẦN VĂN LIÊN, hai người bị cháy đen là Thành và Liên còn anh Long chỉ bị xém sơ thôi nhưng mất cái đầu, tìm mãi vẫn không thấy đâu cả. Chúng tôi cứ đi tìm mãi tới trưa thì thấy ở trên cây, chắc là anh Long đã nhảy ra và bị cánh quạt chặt như một tai nạn xảy ra ở Cần Thơ trước nay. Chúng tôi đáp máy bay đáp ngay lề một đường mòn nhỏ và các Biệt Kích lôi ra những cái Poncho trong đó là ba xác Long, Thành, Liên. Xác anh Long thật là nặng vì anh rất mập mạp. Lính Biệt Kích để dưới đất rồi đi, thành ra một mình tôi ì ạch khiêng ba chàng lên máy bay, đưa thẳng về Tử sĩ Ðường Tân Sơn Nhất gần cổng sau của trại Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám.
Như vậy là Phi Ðoàn 219 đã tổn thất 6 người vào đêm thứ Bảy ngày 21 tháng 08 năm Tân Hợi tức là ngày 09 tháng 10 năm 1971. Thật là đau thương khi về đến gia đình anh Trần Văn Long, hai quan tài để song song, mẹ già khóc cho hai con.
Từ năm 1971 đến 1975, PÐ 219 trải qua biết bao đổi thay, biết bao nhiêu anh em đã ra đi. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến chấm dứt, một số may mắn ra đi vào thời điểm này, số còn lại đi tù cải tạo. Sau này các Sĩ Quan được đi Hoa Kỳ theo diện HO, chúng tôi Hạ Sĩ Quan không được xét tới, nên ở lại. Nhưng tình đồng đội giữa chúng tôi không phai mờ. Gần 30 năm sau cuộc chiến, tôi vẫn còn nhớ rõ từng chi tiết để ghi lại đây. Những kỷ niệm của một thời sống chết bên nhau sẽ luôn luôn sống mãi trong tôi.
Tr/U SQ.ÐL LÊ VĂN SANG -
Th/S PHẠM VĂN TRUẬT.
Anh Truật là người có tín ngưỡng rất cao, anh theo đạo Công giáo và mỗi lần khi đi xe ngang qua nhà thờ, anh đều xuống xe dẫn bộ, mỗi khi đi bay trông thấy một chiếc TT câu một chiếc khác, anh đều làm dấu và cầu nguyện ơn trên phù hộ cho những người bị nạn tai qua nạn khỏi. Bây giờ ngày 11/05/1970, các anh đã ra đi. Chúng tôi toàn thể anh em PÐ 219 Ðồng Ðội của các anh luôn luôn mặc niệm và tưởng nhớ đến các anh cùng cung kính cầu nguyện cho các anh sớm về cõi Vĩnh Hằng.
Sau khi thi hài của ba anh được đem về ÐNG thì Phi Ðoàn phân công chia nhau đưa các anh về với thân nhân gia đình. Tôi và một số sĩ quan trong Phi Ðoàn được phân công đi theo anh Lộc đưa thi hài anh Phạm Văn Truật về với gia đình anh ở Giáo Sứ Bùi Môn, gần T.T.H.L. Quang Trung. Khi quan tài anh được đặt đúng chỗ trong nhà theo yêu cầu của gia đình anh, anh Lộc cho làm lễ truy điệu và mặc niệm trước linh cửu anh Phạm Văn Truật. Khi anh Lộc hô to: "Một phút mặc niệm bắt đầu!", thì tôi thấy người nhà bưng một cái rổ to tướng từ ngoài cửa đi vào trong nhà, trong rổ là hai chú chó to lớn đã được thui sẵn vàng rụm và bóng lưỡng, lúc đó dù không khí đau buồn và trang nghiêm, nhưng tôi cố bấm bùng nhịn cười vì chưa bao giờ tôi thấy như thế này, chắc anh Lộc cùng các anh em khác cũng vậy. Nhưng tới ngày nay mỗi năm vào ngày một Tết, tôi đều đến viếng mộ anh Truật. Còn về thi hài anh Vượng thì tôi được nghe nói đến ngày đưa đám anh có 4 chiếc CH. 34 bay lượn trên bầu trời Huế tiễn đưa anh Ngô Viết Vượng đi về nơi an nghỉ cuối cùng. Anh Sang thì có anh Ngọ và một số anh em khác đưa về Saigon với thân nhân.
Nhưng cái số anh Long và Liên bị thời tiết xấu đeo đuổi, cả hai thoát chết ngày 11 tháng 5 năm 1970, nhưng họ lại chết chung với nhau ngày 09 tháng 10 năm 1971, cũng vì thời tiết xấu trên đường từ Quản Lôi về Sài Gòn.
Trước đó một ngày, Trưởng trại Quản Lợi yêu cầu anh Vũ Ðức Thắng Kingbee Lead cho tăng cường máy bay để đi đón một đại đội về, anh Thắng điện ra Ban Mê Thuột yêu cầu anh Trần văn Long cho tăng cường một chiếc (lúc này anh Trần văn Long cũng đã là Leader ở Biệt Ðội BMT), sáng sớm hôm sau phải có mặt tại sân bay Lộc Ninh. Chiều hôm đó, PHÐ Vũ Ðức Thắng - Nguyễn Ngọc An - Nguyễn Văn Mai và PHÐ Nguyển Hải Hoàn - Nguyễn Văn Kim (Kim méo) - tôi bay về Saigon. Khi về đến nhà thì Nguyễn Thanh Cần tình nguyện bay thế tôi.
Buổi sáng tinh mơ hôm đó, thứ Bảy ngày cuối tuần, hai PHÐ của anh Thắng và Hoàn bay lên Quản Lợi và lên trực ở sân bay Lộc Ninh và anh Long đã chờ ở đó với Ðại Uý Miller trưởng ban điều động hành quân. Phi vụ ngày hôm đó hoàn tất trễ, đến 20 giờ tối mới cất cánh về Saigon. Trời Quản Lợi tuy không được trong lắm, nhưng mọi người cũng quyết định bay về Saigon với ba PHÐ THẮNG - AN - MAI, LONG - THÀNH - LIÊN & HOÀN - KIM - CẦN. (Ðúng ra thì Mevo đi với anh Trần văn Long là Trần Mạnh Nghiêm vì Nghiêm là Mevo trước Liên với lại Phi Ðoàn không cho anh em bay chung nhưng anh Long lên BMT lại là Leader và khi về Quản Lợi sẽ nghỉ đêm ở Saigon nên rủ Liên cùng về). Khi ba chiếc bay đến xã Minh Hưng cách thị trấn Chơn Thành khoảng 20 cây số thì trời bắt đầu đổ mưa, và mưa mỗi lúc một to thêm. Ban đêm trời mưa nên không còn trông thấy gì nữa cả, hai chiếc đầu của anh Thắng và anh Long bay lạc hướng về phía xã Minh Lập, còn anh Hoàn cứ bò theo đường Quốc Lộ 13 về đến sân bay Chơn Thành, một sân bay nhỏ nằm gần lề đường ngay đầu thị trấn. Anh Hoàn không thể bay được nữa đã đáp xuống đây sát đồn Cảnh Sát Dã Chiến, vào khoảng nửa đêm được tin địch quân có thể tấn công nên trưởng đồn cảnh sát đã phát cho ba chàng Không Quân ba khẩu M.16 và yêu cầu ra vòng đai nằm gác, thế là ba chàng vừa thoát tai nạn này lại ập đến tai nạn khác, cứ thế mà nằm ngoài giao thông hào cho đến sáng.
Sáng Chủ nhật, tôi được Cần đến nhà trả Headset và mếu máo cho biết hai chiếc anh Thắng và anh Long chết hết rồi. Tôi bàng hoàng trước tin tức này, vội chụp Headset mà Cần trả mặc vội quần áo nhờ chú em cũng Không Quân chở vào phi trường Tân Sơn Nhất và gặp anh Phạm Ngọc Sâm, và được biết hai chiếc đã bị Vertigo. Tôi bay theo anh Sâm lên Chơn Thành và lùng tìm hai chiếc bị mất tích, sau đó tìm gặp hai chiếc rớt ở hai nơi cũng khá xa nhau nhưng đều thuộc xã Minh Lập, nơi đây thuộc rừng chồi, nhưng cây cũng đã cao khỏi nóc nhà, hai chiếc đều bị cháy. Ban đầu tìm ra xác chiếc của anh Thắng ba người VŨ ÐỨC THẮNG - NGUYỄN NGỌC AN - NGUYỄN VĂN MAI, đều bị cháy đen. Sau mới tìm ra chiếc của anh Long PHÐ gồm TRẦN VĂN LONG - NGÔ VĂN THÀNH - TRẦN VĂN LIÊN, hai người bị cháy đen là Thành và Liên còn anh Long chỉ bị xém sơ thôi nhưng mất cái đầu, tìm mãi vẫn không thấy đâu cả. Chúng tôi cứ đi tìm mãi tới trưa thì thấy ở trên cây, chắc là anh Long đã nhảy ra và bị cánh quạt chặt như một tai nạn xảy ra ở Cần Thơ trước nay. Chúng tôi đáp máy bay đáp ngay lề một đường mòn nhỏ và các Biệt Kích lôi ra những cái Poncho trong đó là ba xác Long, Thành, Liên. Xác anh Long thật là nặng vì anh rất mập mạp. Lính Biệt Kích để dưới đất rồi đi, thành ra một mình tôi ì ạch khiêng ba chàng lên máy bay, đưa thẳng về Tử sĩ Ðường Tân Sơn Nhất gần cổng sau của trại Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám.
Như vậy là Phi Ðoàn 219 đã tổn thất 6 người vào đêm thứ Bảy ngày 21 tháng 08 năm Tân Hợi tức là ngày 09 tháng 10 năm 1971. Thật là đau thương khi về đến gia đình anh Trần Văn Long, hai quan tài để song song, mẹ già khóc cho hai con.
Từ năm 1971 đến 1975, PÐ 219 trải qua biết bao đổi thay, biết bao nhiêu anh em đã ra đi. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến chấm dứt, một số may mắn ra đi vào thời điểm này, số còn lại đi tù cải tạo. Sau này các Sĩ Quan được đi Hoa Kỳ theo diện HO, chúng tôi Hạ Sĩ Quan không được xét tới, nên ở lại. Nhưng tình đồng đội giữa chúng tôi không phai mờ. Gần 30 năm sau cuộc chiến, tôi vẫn còn nhớ rõ từng chi tiết để ghi lại đây. Những kỷ niệm của một thời sống chết bên nhau sẽ luôn luôn sống mãi trong tôi.
KingBeeMan & Lãng Tử
No comments:
Post a Comment