Mẫn ơi,
Khơng là Sinh, Tùng, Phương đâu. PHĐ này chết bên Lào, phía tây Benhet khoảng 20 kms. Hơm đĩ tơi dẫn đi, lúc cất cánh từ bãi ở sườn đồi thì tơi bị bắn , ngĩ lại thì thì thấy cây 51 đang khạc đạn chỉ cách khoảng hơn 100m. Tơi thấy rõ cả tên xạ thủ đang ngồi sau càng súng. Nhưng khơng hiểu sao nĩ lại bắn hụt tơi. Lúc đĩ Sinh (số hai) đang cận tiến vào hover thì bị trúng và rớt ngay sát bãi. Thắng số ba vào để cứu thì nĩ thơi khơng bắn nữa nhưng cũng khơng cứu được ai.
Khơng là Sinh, Tùng, Phương đâu. PHĐ này chết bên Lào, phía tây Benhet khoảng 20 kms. Hơm đĩ tơi dẫn đi, lúc cất cánh từ bãi ở sườn đồi thì tơi bị bắn , ngĩ lại thì thì thấy cây 51 đang khạc đạn chỉ cách khoảng hơn 100m. Tơi thấy rõ cả tên xạ thủ đang ngồi sau càng súng. Nhưng khơng hiểu sao nĩ lại bắn hụt tơi. Lúc đĩ Sinh (số hai) đang cận tiến vào hover thì bị trúng và rớt ngay sát bãi. Thắng số ba vào để cứu thì nĩ thơi khơng bắn nữa nhưng cũng khơng cứu được ai.
Ngày 17 Tháng 8 năm 1969 ( Tai nạn của PHÐ PHƯỚC đạo dừa– COPILOT? – NĂNG ) Phi vụ này thả Team gần Leghorse , khi đáp xuồng bị bắn , Mevo Trần Tuấn Năng bi thương nơi cánh tay và bàn tay trái , viên đạn trợt ngang mắt kinh Ray-ban làm gãy gong , nhờ mắt kính viên đạn trợt ra ngoài, Năng được giải ngũ từ dạo đó.Trong thời gian này , những Phi Công Hoa Kỳ của Phi Ðoàn 361 PINK PANTHER, thuộc Bộ Tổng Hành Dinh Vũ trang Hoa Kỳ ở Pleiku , đã hết lời tán dương Phi Ðoàn 219 KINGBEE và Ð/U Trần Văn Phước ( Phước Ðạo dừa) trong bài viết trên tạp chí DIỀU HÂU (HAWK) của Không Lực Hoa Kỳ, và bài viết như sau :
“ KING BEES “ NHỮNG PHI CÔNG TRỰC THĂNG CỦA RIÊNG VIỆT NAM.
Chiếc trực thăng (TT) Choctaw cũ kỹ CH.34 đột ngột nghiêng cánh , nhanh chóng lao xuống LZ, những Biệt Kích Việt Nam (BKVN) rời khỏi chiếc Trực thăng thiện chiến. Một chiếc Slick – Huey , Cobra AH.1G quan sát kỹ lưỡng, tiếng gầm rú trên đầu ngọc cây, xuất hiện chiếc thứ nhì hướng dẫn , bay cao ở phía trên là một chiếc “Snake” khác ,truy tìm sự phản ứng của địch quân, chiếc thứ nhì , trên chiếc này, những BKVN cuối cùng rời khỏi Choctaw, Phi Công kéo cần Colective stick bay lean, dể trống khu vực , cho chiếc Trực thăng tiếp theo, đưa BKVN vào trong LZ.
Cuộc Hành Quân vào miền đồi núi , của những trung tâm cao nguyên Việt Nam . Nó được thi hành một cách trôi chảy , với trình độ chuyên môn cao , đã được phô diễn bởi những người đồng tham dự như :. Những Phi Công bay trực thăng vũ trang Cobra, từ Phi Ðoàn 361 Báo Hồng ( Pink Panther) của Bộ Tổng Hành Dinh Vũ Trang Hoa Kỳ , đồn trú tại Pleiku . và những chiếc CH.34 đã được lái bởi những thành viên của Không Quân Việt Nam “ Kingbees” , đồn trú tại Ðà ø Nẵng.
Hầu hết các Phi Công King Bee, đã được trải qua Huấn Luyện tại trường Lục Quân Hàng Không Hoa Kỳ, ở Fort Rucker , Alabama , còn toàn bộ những thành viên khác được tiếp nhận huấn luyện tại Việt Nam . Tiêu chuẩn thích hợp của một Phi Công rất cao, đôi khi còn cao hơn những quy định cần phải có , của những Phi Công Hoa Kỳ.Những điều kiện cần thiết của người Phi Công , phải kỷ luật như còn ở Hoa Kỳ , thêm vào đó, Học viên phải tốt nghiệp Học Viện.
Ð/U Hal Manns , một Phi Công Phi đoàn 361 giải thích ,“ KQVN là một biệt đội bay trực thăng, trong những khu vực Hành Quân của chúng tôi. Nhiệm vụ của họ là chở Lính ; Họ không có vũ trang , vì vậy chúng tôi chuẩn bị vũ khí cung cấp và hộ tống trong cuộc chiến của Họ “.
Manns nói tiếp ,“Ðôi lúc gặp những điều thú vị ,như là chúng tôi có ba công việc hoàn toàn khác nhau, ở trong cùng một nhiệm vụ.Không Quân Hoa Kỳ bảo vệ bầu trời ( FACs), KQVN lo về trực thăng vận chuyển Lính , Lục Quân chuẩn bị cung ứng vũ trang . Nhưng chúng tôi, tất cả là một phần của Nhóm, làm việc trong cùng một giới tuyến . Nhiệm vụ chúng tôi làhộ tống KQVN ,cho cả năm và chúng tôi trở thành thật sự la ømột Nhóm gắn bó “.
Ð/UBob Garthwaite , một Phi Công Panther nói thêm “ Những Phi Công KQVN, đang nổi tiếng như Ð/U Phước chẳng hạn . Anh ta có thể làm hầu hết mọi điều , với chiếc CH.34 già nua của Anh ta. Tôi vừa trông thấy Anh ta bay vào LZ mà chỉ cao 150 bộ ( cao khoảng gần 46 mét ) những cây cối bao quanh ba cạnh , chỉ có một đường bay vào và Anh ta phải bay ra cùng một lối này . Dĩ nhiên Ð/U Phước đã bay được nhiều năm . Trên thực tế Anh ta đã có hơn 3,000 giờ bay ,của những lần bay trên những chiếc trực thăng này , tận dụng chúng chiến đấu.”
Chuẩn Uùy bậc bốn ( CWO ) Mac Fall , cũng bay với PÐ 361 giải thích “ Tôi chỉ vừa đủ 1,000 giờ bay, và tôi bắt đầu bay , từ khi ra trường hai năm trước đây. Cũng bởi thời gian bạn nhận 3,000 giờ , bạn thật sự là một Phi Công dày dạn. “
Mc Fall còn nói tiếp “ Có một ngày chúng tôi được gọi về , chúng tôi là những toán không quan trọng, không thật sự ở trong nhiệm vụ , nhưng chúng tôi mở máy truyền tin của chúng tôi , vào tầng số chỉ huy . Nghe một chiếc trực thăng vũ trang đã gọi báo ,Anh Ta đã bị bắn và đang đáp khẩn cấp vào trong LZ. Hầu như ngay khi đó, máy truyền tin phát lên bằng giọng tiếng Anh hơi rè…rè . Một trong những Phi Công KQVN trả lời, ( Bạn cleared để đáp đi …….. Tôi đợi bạn ở LZ. ) Phi Công KQVN đã bay kè theo vào cuộc hành quân, và như là một chiếc trực thăng thay thế sẵn , để dành trong trường hợp người nào đó, rơi vào hoàn cảnh khó và chúng tôi cần lúc khẩn cấp để lấy ra . Anh ta vượt ra khỏi ø, lấy độ cao , để lại tiếng sành sạch của cánh quạt máy bay vũ trang bị nạn ,bên trong LZ , đón phi hành đoàn an toàn trong tích tắc.”
Chuẩn úy bậc bốn (CWO) Richard Fluharty, một Phi Công PÐ 361 nói “ vài tuần trước đây, chúng tôi mất liên lạc với Teams , suốt mùa mưa của cao nguyên . Chúng Tôi đang bay trong thung lũng phía Tây bắc Pleiku . Không Quân dọn dẹp cho chúng tôi vào khu vực hành quân , sau đó trời mưa đổ xuống. Chúng tôi do thám LZ và gọi Phi Công KQVN vào , cố vấn với họ về những chướng ngại địa thế trong LZ. Con chim đầu đàn bay vào ,rồi khởi hành bay ra theo sau là chiếc thứ nhì “
“ Vào thời gian đó , không nơi nào báo trước sương mờ ngăn đường và mưa mù giăng lối . Chiếc tàu thứ nhì lao vào chở Lính ở trong LZ và bị bắn rất nhiều trong khi cất cánh. “
“ Chúng tôi gọi về đơn vị khí tượng KQ, ở mặt đất và có sự suy đoán qua máy truyền tin rằng, chiếc tàu thứ nhì đã bị bắn rơi , nhưng chúng tôi phải bay xa khỏi LZ, bởi vì sương mù. Nhân viên truyền tin nói thêm rằng, Anh ta không thể trông thấy ngọn cây, từ nơi Anh ta đứng.”
“ Bất thình lình, tất cả chúng tôi trông thấy một trực thăng KQVN, bay ra khỏi sương mù , chúng tôi nghĩ nó là chiếc thứ hai, nhưng chúng tôi kịp nhận ra là chiến thứ ba. Anh ta đã kè theo vào trong phi vụ , và ý thức nhận ra là con chim thứ hai đã bị tê liệt . Anh ta Hover chỉ vừa 150 bộ trên ngọn cây, trong khi dõi tìm Ðồng Ðội của mình , rồi đáp gần tàu đã rơi và chuyển khỏi mặt trận một cách thành công, những PHÐ gặp nạn không bị thương tích . “
Fluharty nói thêm, “ Những người Cover đó thật tuyệt vời , họ làm mọi điều với những con chim của họ . Ðiều đó làm tôi sợ hãi . Họ đáp ở trong LZ , với chỉ có độ hở vài inches giữa vòng quay cánh quạt chính và cây rừng . Nói tóm lại, chúng tôi đề nghị vào hồ sơ cho Ð/U Phước, một huy chương NHÂN DŨNG BỘI TINH ( Distinguished Flying Cross ) .”
Phi Công Cobra đã kết luận , “ Chúng tôi không bao giờ lo lắng khi có họ ở chung quanh , chúng tôi tin chắc rằng , Họ sẽ vào và đón chúng tôi nếu chúng tôi bị tai nạn . “
Tháng 5 năm 1969 ( Tai nạn của PHÐ CROSSMAN – THÁI – TOẢN ) Oâng Major Crossman là một Phi Công bay Fixwing và là một loại phi cơ phản lực , ông không rành về bay trực thăng, Ông về Phi đoàn 219 , Ð/u Phố và các Anh khác có huấn luyện ông bay, ông rất thông minh và tiếp thu rất nhanh, sau một thời gian gần một năm trời ông chuyên cần và đã ra được công nhận là Trưởng Phi Cơ, ông bay rất vững , và phải nói thật ,ông là người rất tốt và có đạo đức, tất cả các Cố Vấn chỉ có mình Oâng là được mọi người quý mến và nhớ mãi…. Th/u Thái cũng vừa về Phi đoàn chưa bao lâu, đến Mevo Tr/s I Toản , cũng vừa chân ứơt chân ráo từ Phi đoàn 215 ra .
Nhận một Phi Vụ đón Team Local, Oâng Crossman muốn đi thử một chuyến , nhưng khi nhận được chi tiết và địa điểm ở Núi Bạch Mã, Ð/u Nghĩa và Tr/u Phố khuyên Oâng không nên đi , nhưng vì tự ái , nghĩ mình có thể bay vào được, thật tình lúc đó phi đoàn muốn từ chối nhận phi vụ này, vì định cắt một phi hành đoàn khác, tìm cách tiến đến gần LZ rồi thoái thác không vô được , vì nơi này gió xoáy và Turbulance đánh dữ dội, phi cơ khó có thể chịu đựng được , nhưng Oâng Crossman cứ khăng khăng đòi đi , cuối cùng đành phải để ông bay vào đó, ( Không hiểu sao lúc đo,ù phòng hành quân lại cắt hai người mới theo Oâng ) Ðúng như dự đoán, khi Oâng bay vào đến nơi, vừa Hover để Mevo Toản thả thang giây xuống, cho Team leo lên, thì Turbulance đánh dữ dội, Oâng không thể Control được , máy bay rơi xuống ngay tại cho,å lúc đó Mevo Toản mới ra Phi đoàn nhận nhiệm vụ, nghe nhiều người thêu dệt là phi đoàn 219 đi hành quân, hay bị bắn , nên Anh không dám đứng mà nằm xuồng sàn tàu , Anh cũng không biết đây là Team local , nên khi Tàu đập xuống đất, Anh bị dập ngực xuông sàn chấn thương chết ngaylúc đó, phi đoàn phải nhờ Không Quân Hoa Kỳ, giúp cứu hai Pilot và Team ra , KQ Hoa Ky;ø cử một chiếc Trực Thăng CH.53, loại này rất mạnh , to lớn hơn C H.34 , khi chiếc trực thăng CH.53 dến nới, Hover thả Hoist xuồng , vì là Hoist, nên chỉ lên được từng người một , Oâng Crossman nhường cho Th/u Thái lên trước, nhưng khi hoist kéo Th/u Thái gần lên đến máy bay, thì chiếc CH.53 này cũng không chịu nổi gió xoáy và Turbulance, nên cũng bị rớt xuống ngay, thật không may cho Th/u Thái phi cơ to lớn rơi xuồng đã đè chết Anh. Lúc đó , Major Crossman buộc phải theo Team đi đường bộ về , Sau này Oâng Crossman rất ân hận, vì đã không nghe lời Anh Phố, Oâng xấu hổ và xin về nước, thật tội nghiệp cho Oâng, vì là người có đức tánh tốt sẽ khó tha thứ những lỗi lầm của mình , và sẽ làm ông ân hân, ám ảnh ông…
Cũng trong tháng này, Tôi còn nhớ lần đó PHÐ TƯỞNG – THU –MẪN Biệt phái lên Kontum, máy bay quan sát đã tìm thấy một toán Team mất tích hơn 6 tháng trời , theo tín hiệu Si nhan ( signal) thì hoàn toàn không đúng , nhưng theo một vài nhận định, thì họ là những toán Team bị mất liên lạc , Trưởng trại B.15 và trung tá Hoa Kỳ tại đây, yêu cầu Anh Tưởng thử bay lên tìm hiểu, nếu có thể tin tưởng hay có tín hiệu đúng thì đón , đồng thời lúc đó điện từ Nha Kỹ thuật, do Ðại Tá Ðoàn văn Nu chỉ thị, bằng mọi giá phải đón họ, lúc đó là buổi chiều gần sẩm tối , Anh Tưởng bay vòng qua lại LZ nhiều vòng , trời một lúc một tối dần, mà LZ lại vào vị trí nửa đường từ B.15 đến sông Mekong , Anh Tưởng quyết định xuống thấp, nếu họ không có phản ứng tất nhiên không phải địch quân , khi xuông thấp bay từ từ xem phản ứng, thấy họ bật hộp quẹt Zippo tôi yên chí , Anh Tưởng nói “ Mẫn ơi nếu chú thấy họ có động tịnh gì là chơi liền nghe không” rồi Anh đáp xuống ba troops nhẩy ngay lên tàu, họ lộ vẻ mừng rỡ , Anh Thu nói với xuống “ Mẫn ơi coi chừng họ bóp cổ chú đó “ Tôi trả lời “ Em nhận ra họ rồi “ Anh Thu đùa thêm “ ừ nó bóp cổ bây giờ đó” rồi Anh cười khà khà … Tôi đưa cho họ bao thuốc con mèo nho,û họ vui mừng vì từ đả lâu, họ không còn thuốc lá , họ rít những hơi thuốc mà thấy tội nghiệp , Tôi còn nhớ những người này, lúc chúng tôi thả 5 troops , họ mang theo tiền ba loại Lào . Cam Bốt , và tiền Cụ Hồ, họ bỏ mọi thứ trang bị vào trong những thùng nhựa vuông màu đen, rồi chôn một chỗ trong rừng nơi họ đã đánh dấu. Trong nhóm có hai người là dân bản sứ Lào , Sau khi về làng của những người Lào này , hai người này làm phản ø ba người còn lại phải chạy thục mạng, bơi qua sông Mekong , bỏ luôn máy truyền tin 74, khi bơi qua sông tư đó họ mất liên lạc , sau nhiều ngày hết lương thực họ phải ăn lá cây. Trong khóa huấn luyện mưu sinh thoát hiểm có cho biết, những cây có lá non màu đỏ có thể ăn được, còn vài bịch hành , cà rốt khô trong P.I.R họ ngậm trong miệng từ từ để lấy mùi vị và cầm hơi , họ nói nếu máy bay không đón, thì họ sẽ phải lội bộ về.
Ngày 01 Tháng 6 năm 1969 ( Tai nạn của PHÐ KHÚC – COPILOT ? – VỮNG ) Hôm đó Anh Khúc nhận được lệnh thả một toán team ở Quảng Ngãi, đây cũng là một phi vụ thả team local, khi đến LZ là một thửa ruộng lởm chởm , Anh Khúc vì đáp xuống ruộng quá nhanh, đã
Làm cho thao tác đáp xuống trở thành Forced Landing, và vì Flare đuôi quá nhanh , đập mạnh xuống đất, Tàu xốc mạnh tưng lên, gía súng không lốc lại, nên súng Ðại Liên đập mạnh vào mặt Hà Khắc Vững . Anh đã chết ngay sau đó.
Ðến tháng 6 năm 1969 Anh Ð/u Trần Văn Luân rời Phi Ðoàn về Học Sĩ Quan Tham Mưu .
Trong những ngày tháng này, có một lần tôi đi bay với Tr/u Phạm Ngọc Xuân, Tr/u Nguyễn Quý An Leader tại Kontum , đi rước một toán, trước khi bay Anh Xuân có dặn tôi, bãi đáp hơi Slope và cây cối chung quanh lại cao. Team đã dùng cưa máy cưa trống một khoảng làm bãi đáp , họ đã cắt còn gốc hơi cao , khi Anh đáp Em nhớ Clear thật kỹ nhé… Khi đến LZ Anh Xuân xuống rất nhanh , và cây cối chung quanh có cao thật , Anh Flare lại … Tôi la lên coi chừng cây… và nghe bộp … bộp …bộp không kịp nữa rồi, chong chóng đuôi đã chặt vào cây , máy bay đáp xuống đuôi rung dữ dội , Anh Xuân nói để Tao cất cánh lấy Air speed thử coi … Nhưng vừa dở lean, thân máy bay quay một vòng, Anh Xuân vội đè cần colective ( pitch stich) xuống phi cơ ịn thẳng xuống mặt đất, lúc đó máy bay chỉ nhích xuống phía dưới dốc một chút xíu thôi, có thể làm cây nó đội lên ghế Mevo, là người Phạm Minh Mẫn sẽ bị đưa lên trên đội lên ghế Pilot , và đầu chắc phải chui vào ngực của mình mà trốn thôi, thật là may,lúc đó cây nó lại đội lên trước mặt , tôi phải dạng chân ra , và đúng là may that, vì chính nhờ gốc cây này, đã kềm máy bay lại , làm cho nó không bị lật ngang , và không bị ngẫu lực xoắn, làm máy bay xoat tròn theo trục quay . Thật là hú hồn, lúc bấy giờ tôi không còn biết làm gì nữa cả, ngay khi đo,ù Anh Nguyễn Quý An bay ở phía trên, muốn xuống nhưng không có chỗ nào để đáp , cuối cùng Anh quyết định đáp trên Rotor head, gác một bánh trên bầu tròn chính giữa Main rotor , lúc bấy giờ tôi rất lúng túng một tay cầm Form( sổ ghi quá trình kỹ thuật lúc xuyên phi ) và bình chữa lửa , con tay kia ôm súng đại liên 30 , trong lúc đó ông già Tưởng thả hoist xuống , Tôi chần chừ ,hai tay ôm súng và những vật dụng khác thì làm thế nào để leo lên đây , Oâng già tưởng rút hoist lean, rồi leo xuông la lên liệng hết đi thằng cù lần , thế là tôi quăng sạch . Oâng Tưởng chỉ vào cây súng tôi lượm lại và đưa lên cho Oâng , trong khi đó Anh Xuân và Anh Yên râu đã leo lên máy bay phía trên rồi , Tôi lúc bấy giờ mới leo lên Copitch và trèo lên máy bay phía trên. ( Câu chuyện này không biết Anh An và Anh Xuân còn nhớ không …Sau này được Tr/u covy của CÐ 2 Nguyễn hữu Thọ kể lại đó cũng là kỷ niệm của Thọ nhảy toán lần đầu tiên kể từ ngày về đơn vị Biệt Kích.)
Khoảng 10 ngày sau tai nạn của Anh Hà Khắc Vững và cũng trong kỳ biệt phái này, thì PÐ 219 gặp một tai nạn thật là nặng nề đó là ( Tai nạn của hai PHÐ TRUNG – KIỆT – ÐỨC & AN – KHẢI – TƯỞNG ) Sáng hôm đó Trưởng Trại B15 và Th/T Chỉ Huy phía Hoa Ky,ø yêu cầu Biệt Ðội 219, biệt phái tại KonTum, bay đủ 6 chiếc trực thăng lên ÐắcTô trực , để đón Ðại Ðội Biệt Kích trở về , 8 giờ sáng , lần lượt 6 chiếc CH.34 rulley trên taxiway, từ hướng Tân Cảnh, rồi vào Parking phía trái của Phi Ðạo , Hai bên Phi Ðạo Ðắc To,â lúc này có những ống cống , bắng tol dợn sóng mái vòm, đặt rải rác khắp nơi, có một vài công sự phòng thủ bỏ hoang , Tân dụng những công sự phòng thủ này, trong lúc Standingby PHÐ cùng nhau sát phạt , tôi con nhớ có lần đang đỏ đen, say mê binh sập xám, thì địch quân pháo kích ngay váo sân bay , lúc đó Anh Trần Quang Trọng đang mậu binh , bài ai nấy giữ và cứ thế mà chạy, một lát sau khi ngưng pháo kích , mọi người mới trở ra , thì có một Anh…. lúc đó ai có mặt cũng đều bật cười, và có lẽ phải nhớ mãi đến ngày nay , mọi người ra rồi mà Anh vẫn còn trốn trong ống cống, buồn cười là ống cống để sát mặt đất , không chui vào được chi lọt có cái đầu , vậy mà Anh ấy vẩn đứng , đầu ở trong ống cống mông chổng lên trời , có lẽ Anh nghĩ bảo vệ đầu là an toàn nhất, Aáy vậy mà tôi cũng có lần gặp tình huống tương tự , ngay tại B.15 , khoảng hai ba giờ sáng khi nghe pháo kích tôi vọt chạy ra , thi ngay trước cửa phòng có ụ pháo của trại , họ bắn trả lại địch quân , khi nghe tiếng nổ đâu kịp nhận ra là mình bắn đi , tôi hoảng hồn chạy ngược trở lại phòng ngủ và không biết làm thế nào để phòng thủ , bèn lấy đại cái mền cuốn ngang đầu cho chắc ăn, rồi chui vào gầm giường mà trốn.
Nhắc lại khi 6 chiếc đã vào Parking, các TPC vào lều chỉ huy để nghe Briefing, trong khi đó thì đại đội đang đối đầu với địch quân, và quân địch chỉ toàn những chàng trai trẻ và như say thuốc , họ điên cuồng chiến đấu , vì vậy đại đội biệt kích yêu cầu trực thăng khoan vào đón , để cho tình hình lắng dịu, mãi cho đến khoảng 10 giờ thì lệnh hành quân mới được tiến hành Kingbee mới khởi h cất cánh , LZ nằm ở vị trí phía Tây của Leghorse, một đồi thấp nằm gần một khe suối .
Khi Anh Nguyễn Quý An vào đáp thì địch quân bắn lên dữ dội, Anh cố gắng đón được một toán, chiếc thứ nhì tiếp tục vào . chiếc này bị bắn rơi ngay tại chỗ ( Không nhớ PHÐ này là ai) , Anh An quay lai đón ngay PHÐ bi bắn rơi và quay trơ về , trong lúc đó địch quân đã nắm được toạ dộ đáp của trực thăng , vì vậy chiếc TT thứ ba do Anh TRUNG lái , khi máy bay vứa đáp xuống thì địch quân đã pháo vào trúng ngay Copitch phía bên trái ,Copilot là THÁI ANH KIỆT bị trực tiếp hứng viên đạn , Anh Trung nhẩy xuống khỏi may bay, chay vào công sự , trong lúc đó Mevo TRẦN VĂN ÐỨC chua biết Th/u Kiệt bị trúng đạn , đứng ở dưới Ðức nắm chân Th/u Kiệt mà lắc “ Anh Kiệt xuống …Anh Kiệt “ không nghe trả lòi Ðức đẩy ghế Pilot chui lên . Thật là kinh hoàng , Th/u Kiệt mất một vai trái và đầu văng đi đâu mất , những giây điện trên copitch bị đứt và cuốn ngang cổ Th/u Kiệt , cộng thêm máu thấm vào trông như những sợi gân đong đưa trên cổ , Mevo Ðức kinh hoàng vội vàng tụt xuống và chạy vào công sự , Một lát sau địch quân pháo thêm lần nữa, máy bay bị cháy và lần này thì Th/u Thái Anh Kiệt vĩnh viễn không thể về với gia dình và Ðồng Ðội được nữa , dù chỉ là hài cốt , Anh đã hy sinh thật Anh dũng để lại sau lưng bao nhiêu bạn bè đồng đội và người thân một nỗi sót thương đau đớn vô vàn …từ đó chiến tranh đã chấm dứt với Anh , Tôi nhớ có một câu nói của PLATE một nhà văn đã nói “ ONLY THE DEAD HAVE BEEN THE END OF WAR “ , tiếp sau đó Anh An nhiều lần xuống đáp nhưng đều gặp sự chống trả mănh liệt của địch quân, không làm thế nào vào được cả, đành phải quay về , tính kế khác , khi về đến Ðắc Tô Anh được nghe qua máy truyền tin của một radioman khuyên Anh không nên bay vào , để ÐÐBK tỉm cách di chuyển ra hướng khác ngoài tầm ngắm của địch quân , nhưng Anh ta nói thòng thêm một câu , tuy vây nhưng tùy Leader định liệu. Anh An cứ suy tính mãi , và đi đến quyết định , không thể để PHÐ nằm lại qua đêm trong LZ được , rồi Anh nghĩ , có lẽ phải lợi dụng lúc trời tối trong khi đó địch quân sửa sọan dùng cơm , và không ngờ máy bay lại đáp ban đêm , quả là đoán như thần , Anh liên lạc trước với PHÐ ở dưới, đúng 19 giờ Anh cất cánh bay thẳng đến LZ , vừa đến nơi Anh lao thẳng xuống không cần đánh vòng , bật Landing light là đáp ngay , địch quân không kịp trở tay , Khi vừa cất cánh , địch quân mới vội vàng bắn vói theo, nhưng không kịp , phi cơ đã lên cao và qua khỏi tầm bắn…
Qua ngày hôm sau misson vẫn còn tiếp tục , và máy bay chỉ còn lại bốn chiếc , buổi sáng khi lên đến nơi , Anh An quyết định lên hai chiếc là Anh An và Anh Xuân cùng với hai chiếc gunship và một chiềc O.2 vì Anh cũng muốn tình huống bất ngờ khi bay vào đến LZ Anh cũng vội đáp ngay, nhưng không ngờ địch quân cũng đã chuẩn bị trước , khi Anh vừa đáp xuống thì bị pháo ngay vào đông cơ máy bay , làm tắt máy ngay lập tức , Anh Nguyễn Quý An và copilot Dương Văn Khải, chạy kịp lên đồi vào công sự , trong lúc đó vì bị dằn mạnh ông Mevo già Ch/u Phan Văn Tưởng bị thương nơi chân , khi chui được ra khỏi máy bay , thì bị main blade còn quay chậm đập vào đùi và mông làm ông bị gãy chân , Trong lúc đó tôi đi với Anh Phạm Ngọc Xuân đang bay cover ở trên cao ,khi máy bay vừa rơi xuống Anh xuân vội liên lạc ngay “ An …nghe không An … rồi Anh lại tiếp tục An… nghe không An … “ cú như thế rất nhiều lần sau Anh la lên một tiếng “ Chết hết … Rồi…| “ thật là não lòng giọng của Anh đã làm cả tôi lẫn Anh Yên bật rơi nước mắt , không khí bi quan bao trùm cả bầu trời , cuối cùng cũng nghe được giọng Anh An trong vô tuyến , Anh ra lệnh không được đáp , vì lúc này địch đang tấn công và bắn nhau dữ dội , Anh Xuân và tất cả các PHÐ khác phải quay về chờ ø lệnh ,tiếp thêm nhiên liệu , sau đó liên lạc về Phi đoàn ở Ðà Nẵng , lập tức tấp cả các Staff vội vành lên đường bay thẳng lên Ðắc Tô, gồm có các Anh Th/T CHT Ðặng Văn Phước , Anh Trần Văn Luân , Anh Nguyễn Hữu Lộc và Anh Nguyễn Văn Tưởng , Khi các Staff bay lên đến nơi cũng chỉ là thị sát thôi vì tình huống lúc bấy giờ không cho phép một chiếc nào xuống nữa cả , mặc dù Oâng già Tưởng bị thương nặng không đi được , và cuối cùng Anh An điện về cho hay là Team sẽ phải di chuyển vì lúc này hai bên đang đụng độ khốc liệt, Nước dọc theo con suối nho,û đã chuyển sang màu đỏ, vì người chết quá nhiều dọc theo hai bên bờ suối , không thể uống được nước này nữa , chính vì vậy Ðai đội biệt kích và Phi hành Ðoàn của Anh An phải di chuyển . Oâng già Tưởng sẽ do một số Anh Em Team thay thế kéo ông đi , Họ dùng hai cây rừng buộc cái mền hoặc cái Pông sô cho Oâng nằm trên đó , một người kéo ông đi .Trong lúc đó những PHÐ ở Ðắc To,â thấp thỏm chờ đợi … mãi cho đến chiều mới được tin từ một Radioman báo về, họ đã di chuyển được xa vùng địch quân , đang tìm bãi để trực thăng có thể đáp được , Rồi việc phải đến cũng đã đến , Nhận tin báo cho biết LZ đã hoàn tất , Cuối cùng PHÐ của Anh An cũng đã được đón về , chấm dứt nỗi đau đớn xé thịt mà Oâng già Tưởng phải chịu đựng trong suốt đoạn đường di chuyển , vì bị kéo lê nhiều cây số đường rừng. Sau vụ này Oâng già Tưởng được giải ngũ với cái chân bị thương tật.
Cũng trong tháng này, Anh Trần Văn Luân rời Phi Ðoàn, giao CH Phó lại cho Anh Nghĩa & Anh Lộc thay Thế chức vụ Trưởng PHQ.
Tháng 8 năm 1969 ( Tai nạn cúa PHÐ VINH – COPILOT ? – THANH ) Tai nạn này ở Kontum , buổi sáng được lệnh lên tiếp tế cho đồi H.four, đồi này thoai thỏai không cao nhưng gió xoay rất mạnh , dễ bị turbulance nếu tay lái không vững có thể bị mất tua, Anh Be cũng đã rớt tại nơi này và bị bể xương dầu phải lót một miếng Platin trên dầu. Và đúng như vậy,Khi Anh Vinh bay đến đồi H.four, đã bị turbulence làm phi cơ rung chuyển không điều khiển được, bị rơi phía dưới sát hàng rào phòng thủ, Phi Cơ bị lật ngang, Hai Pilot chay xuống phía dưới dốc, còn Mevo Thanh có kinh nghiệm hơn, Anh nghĩ máy bay bị lật ngang xăng sẽ chảy ra và theo triền dốc xăng sẽ xuôi theo đó nếu PC bốc cháy sẽ bị cháy theo, vì vậy Anh chạy ngược lên đồi , và tai nạn đã xảy ra, Anh đạp trung mìn CÓC , và bị mất đi bàn chân trái, Sau khi trị thương đã lành hẳn , Anh được giải ngũ.
Tiếp đến tháng 9 năm 1969 Anh Nghĩa rời Phi Ðoàn sang Mỹ làm sĩ quan liên lạc tại Fort Wolters. TX.Tôi được lên cấp HẠ SĨ NHẤT Ðặc cách kể từ ngày 01 tháng 09 năm 1969 theo QÐ số 55252/TTM/KQ ngày 29 tháng 09 năm 1969. Lúc đó các khóa đàn Em ra trường đều là Trung Sĩ . Chính vì điều này Bộ Tư Lệnh KQ mới điều chỉnh lai cho Tôi là lên TRUNG SĨ diều chỉnh kể từ ngày 18 tháng 07 năm 1969 theo QÐ số 5290/TTM/KQ ngày 11 tháng 04 năm 1970
Ðến cuốn năm 1969 tiếp tục Anh Tống Phước Hảo & Anh Ðỗ Văn Hiếu cũng sang Hoa Kỳ làm Sĩ Quan Liên lạc tại Fort Hunter.
Lúc này Anh Nguyễn Hưu Lộc thay thế Phi Ðoàn Phó.
No comments:
Post a Comment