THỜI GIAN & SỰ KIỆN
PHI ÐOÀN 219 Có Huy hiệu là LONG MÃ và khi làm việc với Không Quân & Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ thì họ gọi một cái tên that ấn tượng là KINGBEE . Phi Ðoàn Kingbee xử dụng Trực Thăng cổ điển CHOCTAW CH.34 của hãng SIKORSKY chế tạo mãi đến cuối năm 1971 PÐ mới đổi lại TT loại Slick UH.1 của hãng BELL chế tạo.
Tôi được nghe Anh Ðỗ Văn Hiếu kể lại cho Anh Phạm Công Khanh như sau :
“ Tôi định nếu có rảnh sẽ viết lại thật đầy đủ về ngành TT trong K.L.V.N.C.H từ ngày thành lập và gởi sang cho Khanh để giúp ý cho mấy Anh viết về Lịch Sử KQ của chúng ta , dù sao thì Tôi cũng ở trong ngành TT khá lâu nên tự thấy có bổn phận góp phần trách nhiệm với các Anh , về BIỆT ÐỘI DELTA thì khởi đầu từ năm 1964 do nhu cầu chiến trường và thoạt đầu công việc này do các PHÐ cúa PÐ 211 đảm trách khoảng mấy tháng sau thì BTL.KQ quyết định chọn lựa các PHÐ tình nguyện thuộc hai PÐ 211 & 213 . Trưởng Biệt Ðội (BÐ) đầu tiên là Anh Hồ Bảo Ðịnh . Khi Tôi , Anh Nguyễn Phi Hùng và Nguyễn Quang Hiểu ( nhóc Hiểu Mevo của 219 chắc Khanh còn nhớ ? ) đến với BÐ năm 1965 thì Trưởng BÐ là Anh Trương Văn Vinh và một vài tháng sau thì Anh Vinh thuyên chuyển ra ÐNG (PÐ 213) và Anh Huỳnh Văn Vui lên làm Trưởng BÐ . Biệt Ðội gồm có Anh Vui , Hùng , Trần Hữu Khôi ( Bạn cùng khóa với tôi) , Ðinh Hữu Hiệp , Châu Lương Cang , Tống Phước Hảo , Nguyễn Văn Mành , Phan Văn Khiế`t , Trương Phong Trắng , và Tôi. Lúc này Anh Ðịnh và Trần Văn Luân cùng một số Anh Em khác hoạt đông ở ÐNG và tất cả đều trực thuộc BIỆT ÐOÀN 83 do Ông Thiếu tá Nguyễn Cao kỳ làm chỉ Huy Trưởng ( Nói như thế nhưng trên thực tế thì ban đầu Oâng Lưu Kim Cương là người điều hành và khi ông ta sang chi huy KÐ vận tải “ Không Ðoàn 33 chiến thuật “ ( Sư Ðoàn 5 KQ sau này ) thì anh Nguyễn Ngọc Khoa ( Khoa Ðen) thay thế.
Nhiệm vụ của BÐ là thả các toán DELTA dọc theo biên giới Miên-Việt ( ở vùng 2 và vùng 3) hoặc vào trong các mật khu của Ðịch quân như ở Tam Quan – Bồng Sơn . Mỗi lần đi hành quân như thế kéo dài đến 3 hoặc 4 tuần lễ . Sau trận PLEIME đầu năm 1966 thì BÐ giao phần trách nhiệm lại cho các Ðại đội TT của Mỹ và trở ra ÐNG sát nhập với BÐ ở đây và sau này Thành lập PÐ 219 như cac anh đã biết. “
PÐ 219 có 4 đời Chỉ Huy Trưởng :
ÐỜI ÐẦU (Nhà Hồ) HỒ BẢO ÐỊNH.
ÐỜITHỨ 2(Nhà Ðặng) ÐẶNG VĂN PHƯỚC.
ÐỜI THỨ3(NhàNguyễn)NGUYỄNVĂN NGHĨA.
ÐỜI CUỐI (Nhà Phạm)PHẠM ÐĂNG LUÂN.
TỌA LẠC : Phi Ðoàn 219 đồn trú tại Không Ðoàn 41 và PÐ đặtë kế bên phía trái là Phi Ðoàn 213 và bên phải là xưởng hàn, sau lưng PÐ là Phòng Nhân viên và phòng Tài chánh, trước mặt
PÐ là Parking . Sau này khoảng giữa năm 1971 người ta xây trước mặt PÐ một Phòng Khánh Tiết để tiếp khách của Sư Ðoàn I Không Quân. Vì bị án ngữ trước mặt nên PÐ yêu cầu thay đổi vị trí và được chấp thuận cho chuyển xuồng khu cứu Hỏa bên cạnh Air America cũ , nơi mà trước kia mấy chàng có máu cờ bạc , hay nhờ các Anh Văn Thư mua hộ vài cái đùi gà chiên , để thay bữa cơm trưa , trong lúc đỏ đen , không thể bỏ đi được. Ðến ngày 25 tháng 4 năm 1972 PÐ lại dời về NhaTrang và được đặt tại trại Bắc Bình Vương của Lực Lượng Ðặc Biệt đã giải thể và giao lại, nằm cuối Phi Trường có đường ra khu chợ Phước Hải. Ðến cuối năm 1973 sau tai nạn MẤT MÁY BAY . Ðể dễ kiểm soát máu truyền thống của Phi Ðoàn 219, Sư Ðoàn 2 Không Quân và Không Ðoàn 62 Chiến Thuật buộc PÐ dời ra phía ngoài sát với Không Ðoàn , đặt bên cạnh PÐ 215.
CƯ XÁ PÐ 219 : Ðầu tiên PÐ 219 ở hai cư xá , một là 33 Thanh Sơn ÐNG cho mấy chàng độc thân , hai là số 4 Ba Ðình ÐNG cho NVPH có gia đình, sau Thanh Sơn dời về số 3 Tự Ðức ÐNG . Nơi này địch quân chú ý và đã có ý mưu đồ sát hại NVPH , Chúng cho hai cô gái trà trộn mở quán cơm , che lều bên cạnh tường CX , máy chàng rửng mỡ trưa chiều hay ra ngồi đấu láo , nhất là chàng Jim Khuê và Long Ðen , rất may vì chúng gài mìn trong các lon bia và để trên cao , vô tình Anh Em dùng cơm xong đã bỏ về , còn lại Long Ðen và Jim Khuê , mìn nổ các Bố lại ngồi ở ngoài và vì vây chỉ bị sây sát sơ sơ , Trời đất ơi các Bố lăn lóc, ôm đầu la toáng tưởng chừng như sắp chết, sau hai cô gái biến mất , truy tìm không ra và cũng từ đó nơi cổng Số 3 Tự Ðức có thêm hai chú BK gác , để bao vệ NVPH .Sau cung dời về 104 Thống Nhất ÐNG . Khi PÐ dời về NTG , thi cư xá độc thân ở trong trại Bắc Bình Vương và có gia đình ở số 5C Trại Hàm Tử thuộc đường Lê Văn Duyệt NTG , trước mặt công Long Vân , nơi này trước kia là khu Gia Binh của LLÐB.
Tôi về Phi Ðoàn vào cuối tháng 5 năm 1968, vào những tháng sắp sửa vào mùa mưa , nên thời tiết rất oi bức , những ngày này đi ký giấy Circuit Arrivee ở những nơi liên đới quản lý hành chánh, cấp phát quân trang ,vũ khí & tiền lương của một Quân Nhân, thật là vất vả vì từ bé đến giờ đây là lần đầu tiên đi xa và đến tận Ðà Nẵng nơi mà khí hậu chưa quen thuộc.
Sau đó Tôi về trình diện đơn vị mới Phi Ðoàn 219 cả 5 người được đưa vào diện kiến CHT đời thứ nhì ( Nhà Ðặng ) Oâng thật dễÃ dãi và gọi chief Mevo là Ch/u Phan Văn Tưởng & Ch/u Hồ Văn Nguyên vào nhận 5 người chúng Tôi Ba Tưởng biệt hiệu của Oâng như vậy , vui vẻ hướng dẫn và cắt nghĩa cho chúng Tôi về Kỷ luật và phong cách làm việc của PÐ. Còn Anh Nguyên có cái đầu nhỏ bé và cả con người cũng nhỏ bé nhưng ra vẻ rất là hách xì xằng như là một CHT nhỏ vậy, và chẳng thấy Anh bay bao giờ cả.
Qua hôm sau chúng Tôi được đi bay ngay vi lúc đó PÐ đang thiếu Mevo mà nhu cầu Phi Vụ thì nhiều sau một tuần đi bay liên lạc và Huấn Luyện , chúngTôi được cho tiếp súc hành quân.
Lúc đầu Tôi thấy PÐ chỉ làm việc với CCN ở Non Nước gọi là trại FOB 4 & FOBI ở Phú Bài( do Th/t Hồ Châu Tuân chi Huy thay cho Th/T Ðoàn Kim Tuần ( Tuấn con) trại này nằm cạnh TT.HL Ðống Ða và ra Quảng Trị chi nhánh của Non Nước và Phú Bài do Th/T Phát chỉ huy - Sau này mới biệt phái Kon Tum FOB 2 Trại B15 con gọi là CÐ 2 XK kế đến biệt phái Ban Mê Thuộc (CCC) gọi là trại FOB 3 (B50) do Th/t Nguyễn Hương Rĩnh chỉ huy. Rồi sau này biệt phái Quảng Lợi ở Bình Long , và tiếp đến là làm việc cho NHA KỸ THUẬT do Ðại Tá Ðoàn Văn Nu chỉ huy bản Doanh bên cạnh trường đua Phú Thọ và trưc tiếp có Ðại diện Không quân là Thiếu tá Dư Quốc Lương , rồi sau tăng Cường Trần Ðức Viết của 219 và Phi Ðoàn 219 còn làm việc cho Căn Cứ Huấn Luyện Biệt Kích Long Thành.
Rồi Ðà Nẵng từ những cơn nóng cháy da của mùa Hè , đột nhiên Bão đến, những cơn mưa và gió giật rất mạnh , làm cây cối ngã đổ , mái nhà bị tróc nóc, tole bay loảng xoảng Tôi thật tình chưa được trông thấy bao giờ , trong khi Tôi đang lái chiếc xe Vespa, của Anh Phan Văn Thanh trước cổng Phi trường, thì gió làm cho xe không thể nào chạy được , mặc dù xe không bi hư hỏng, xuống dắt bộ cũng không xong , thế là đành phải bỏ xe lại bên lề đường , đi bộ về PÐ và lúc đó đi bộ cũng thật khó khăn. Sau nhờ bạn cùng khóa ra phụ đẩy xe về. Ðó là hai kỷ niệm về thời tiết Tôi nhớ mãi, một là nắng nóng & hai là gió bão và lạnh buốt.
Còn Kỷ niệm về nghề nghiệp của buổi ban đầu thì thật là buồn cười, và cũng là những bài học kinh nghiệm sau này , làm Tôi nghiên cứu và rất khá về Kỹ thuật…. Khoảng tháng 7 năm 1968 buổi chiều xem Phi Lệnh thấy ghi 6 giờ sáng mai đi Non Nước , bay liên lạc với Anh Ðinh quốc Thinh . Sáng hôm sau Tôi dây sớm lúc 4giờ 30 , vì ở số 3 đường Tự Ðức hay đánh bài đêm nên khó ngủ , tà tà kéo lại cái khăn Phu la màu hoa cà mà Phi Ðoàn phát , chạy xe ra ngã năm ăn sáng, Mới gọi ly bạc xỉu vì Tôi không biết uống cafée và một tô phở thi thằng Nghiêm đến la lên “ Trời đất ơi mày bay 5 giờ mà bây giờ còn ngồi đây”. Thế là Tôi chạy bay ngay Vô Phi Trường , bỏ cả Aán Tín mà chạy( Hộp quẹt Zippo và bao thuốc con Mèo) vì đồng hồ vừa đúng 5 giờ. Phi lệnh đã được điều chỉnh giờ bay, khi vào tới nơi , chỉ kip chụp vội cái nón bay chạy ngay ra Phi Ðạo , thì Phi Cơ đã được quay máy và sửa soạn Engage cánh quạt , theo quáng tính , Tôi vội mở nắp nhớt ra để kiểm tra , thì lập tức nhớt trong bình phun ra đầy mặt và quần áo, rất may mà mới mở máy chứ không bị phỏng nặng rồi , Anh Thinh vội leo xuống và đẩy Tôi lên máy bay, trong lúc trời còn tối , Anh Thinh nói “ Ði …lên nhanh lên kỹ thuật nó ra , trông tấy nó cười chết “ và Anh Thinh bay thẳng sang Non Nước , trong lúc mọi người vào ăn sáng , Tôi ở ngoài Parking cởi quần áo tắm giặt bằng xăng , cũng chỉ trong chốc lát thôi , sạch và khô ngay , sau đó vào Messhall , có nhiều người nhìn Tôi vì người Tôi bốc lên toàn mùi xăng và tay khô mốc trắng lên. Từ việc này Tôi hiểu thêm CH.34 chỉ có một loại đặc biệt la øC H.34 Modern D được thiết kế khác với những Modern khac là Clutch không phải Engage bằng Hydraulic , mà bơm thẳng trực tiếp từ bình nhớt máy lên . Nhắc tới đây Tôi mới nhớ là hồi tháng 3 năm 1968 Tôi thực tập ở Cần Thơ , hình như Phi Ðoàn 217 thì phải , hôm đó Tôi được cắt đi bay với Tr/u Quang bay liên lạc chở một Trung Tá hai Thiếu tá và 3 Ðại úy từ BTL Quân Ðoàn 4 đến Tiểu Khu Sa Ðéc, vì không có chỗ đáp nên phải đáp tại sân vận động bên cạng đường cái , Oâng Trung Tá nói làm việc một lát sẽ về ngay , nên PHÐ không phải vào, vậy mà chờ từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa , vẫn không thấy ai ra mời vào dùng cơm , Tr/u Quang , nhờ Tôi ra ngoài mua 3 ổ bánh mì và 3 bịch trà đá , ba thầy trò ngồi gặm bánh mì mãi cũng chẳng thấy ai ra , cho tới 14 giờ…. Mấy Quan mới lò dò đi ra và họ nói Tiểu Khu mời họ dùng cơm và vì mải làm việc nên quên mất PHÐ họ xin cáo lỗi…. Anh Quang nói Em cạy cái rơ le nằm ở dưới Pilot’s Pitch Stich ( thường hay gọi là colective) và Anh đề máy, nhưng máy cứ kêu cọc – cọc- cọc mà không nổ. Anh bước xuống xin lỗi Tr/T vì máy bay bị yếu bình điện nên không thể nổ máy được , mà bình điện máy bay hiệu số điện thế đến 28 volt , nên bình xe hơi không thể phụ cho nổ được , hay là Tr/T nhờ quý vị đây đẩy lui Phi Cơ xuống đầu gôn , rồi tôi đề lại thử xem, các ngài Bộ Binh hăm hở đẩy lui máy bay và rồi đẩy tới , máy bay cứ đề , họ cứ đẩy và cứ cọc –cọc rồi lại cọc – cọc mãi cho đến cuối gôn bên kia Anh mới cho Tôi bỏ rờ le ra và rồi U..Uumm một tiếng , những hành khách hả hê vì đây là một chiến công mà họ đã làm cho phi cơ nổ lại được … Tôi thật hoang mang chẳng hiểu gì cả, trong khi đó trên cockpit hai phi công thi nhau cười và Anh Quang nói “ Mẫn ơi chú không được cười đấy nhé, họ nhốt hết bây giờ đó “ thật tình mà nói Tôi có hiểu gì đâu mà cười…. Khi về Anh Quang mới cắt nghĩa cho Tôi hiểu , và đây cũng là bài học kỹ thuật vui trong đời . Hồi đó các vị Sĩ Quan cao cấp bên Bộ Binh chưa hiểu gì về máy bay nhiều , sau này họ rất giỏi lại còn biết bay nữa , nhờ đi nhiểu và Pilot đã dạy họ lái.
Tiếp tục cho đến ngày 5 tháng10 năm 1968 ( TAI NẠN CỦA PHÐ T.TRONG – SÂM – MẪN ) Ngày đầu tiên Tôi bị tai nạn , và cũng kể tù ngày Tôi về PÐ hôm nay mới có tai nạn. 3 PHÐ biệt phái FOB.I sáng sớm khi đến nơi ,3 chiếc đều đồng loạt múc một cái trước trại , đánh một vòng rồi mới đáp xuống , sau đó vào Messhall dùng bữa sáng theo khẩu phần của người Mỹ , rồi 3 trưởng PC là Anh Phan Văn Thanh – Anh Nguyễn Tấn Trọng & Anh Nguyễn Tấn Hiền vào nghe Briefing còn lại vào CLUB uống nước , hay vào phòng nghỉ chơi bài hoặc Domino , các TPC họp xong , ra nhập vào đám đánh bài , tất cả standing by cho đến 10 giờ thì được lệnh đi thả một toán , ở phía Tây A SHAU gồm 7 troops Anh Phan Văn Thanh bay chiếc đầu thả 4 troops , còn Anh Nguyễn Tấn Trọng chiếc thứ nhì thả 3 troops Anh Nguyễn Tấn Hiền bay Air Cover , khi Ð/u Thanh xuống ở dưới địch quân bắn lên dữ dội , nhưng Ð/u Thanh chẳng nghe gì cả ( và mọi người cũng thường gọi Anh lá Thanh điếc ) , thả xong chiếc thứ nhì tiếp tục xuống , thả 3 troops còn lại , khi vừa cất cánh lên bay vòng để lấy hướng đi lên , thì Tôi thấy rõ ràng cò mất tên VC đang chạy và PC bị bắn trung mấy phát nghe Bộp..bộp… lúc đó Tôi thấy chùm giây điện trước cửa phòng hành khách bị cháy , Tôi vội tháo một găng tay ra đập , còn một găng kia Tôi chup vào chùm giây điện nó tắt ngay , thì bất ngờ , ở dưới ù VC bắn lên ngay trước chân Tôi , Tôi trông thấy rõ ràng sàn tàu mở ra , trong vài giây xăng phụt lên , Tôi vội đạp lên chỗ đó , thì liền bị thêm một phát nữa và Tôi thấy Transmission ở trên đầu bắt đầu chảy nhớt . Tôi báo Ð/u Trọng , Anh nói bịt nó lại , nhưng làm sao bịt được , lỗ đó vừa to lại vừa nóng , Ð/u Trọng nói tìm hướng đáp ,,,, thế là PC phải đáp khẩn cấp, sau khi xuống tới đất cỏ voi cao hơn cả máy bay , Ð/u Trọng nhẩy xuống và chay rất nhẹ nhàng , hình như Anh có võ thì phải, Th/u Sâm vội chụp cây đại liên và kêu Tôi ôm giây đạn , thật là khó chạy vì cỏ rất dày mà giây đạn thì có khía , nên cứ giật người lại , nghe đạn địch bắn cóc, cóc cóc, nghe trên đầu rào.. rào.. rào, Ð/u Hiền theo dõi chúng Tôi chạy Anh lao xuống rước , máy bay cao thế mà Ð/u Trọng nhẩy lên dễ dàng , Tôi và th/u Sâm leo lên không được, Một Y tá người Mỹ trên máy bay và Tr/s Năng lôi Tôi và Th/u Sâm lên, Anh Sâm lập tức nhẩy đến bên hông cửa sổ rút rulo ra và chỉa xuống , thấy vậy Tôi cũng theo quáng tính ,bắt chước núp bên cửa sổ , móc colt 45 ra lên đạn và cũng chỉa xuồng , nhưng lên đạn vài cái cơ bẩm chạy ra giữa , thôi chết hết đạn rồi , Tôi quê quá tiu nghỉu nghồi xuồng ghế, Thật là lính mới tò te. Sau đó Ð/u Thanh gọi PC oanh tạc , đến phá hủy máy bay… Khi về đến PÐ phi đoàn trưởng Tr/t Ðặng văn Phước và Ð/T Khánh , ra bắt tay , ba người về từ đỉnh núi , rồi thưởng mỗi người một ly rượu mạnh, chỉ có vậy thôi… Buổi chiều PÐT Phước, mời toàn bộ Nhân Viên Phi Hành ra nhà Hàng Việt Nam, bên bờ sông Hàn, Mãi đến 31 tháng 12 năm 1968 , Từ Phi vụ này Tôi được một huy chương Phi Dũng Bội Tinh Cánh Chim Ðồng ,Theo QÐ số 1108/TTM/TQT. Sau tai nạn này Tôi được thăng cấp HẠ SĨ , kể từ ngày 09 tháng 08 năm 1968 , do QÐ số 13903/PCHC ngày 26 tháng 11 năn 1968.
Ngày 30 tháng 11 năm 1968 ( TAI NẠN CỦA PHÐ MINH – NĂM – THÂN ) Bốn PHÐ biệt phái FOB.I Trưởng Phi cơ gồm Ð/u Phố – Tr/u Minh – Tr/u Sinh – Tr/u Huờn và cũng như thường lệ khi bay ngang trại , phải làm động tác múc một vòng rồi mới đáp , có mấy tay trưởng trại người Mỹ , thích quay film , những chiếc máy bay CH.34 lượn trên bầu trời , trước cổng trại và phải nói 219 có nhiều tay múc và lượn lên rất đẹp , sau khi làm thủ tục ăn sáng , trưởng phi cơ vào nghe Briefing, những người khác vào phòng nghỉ . Tôi thấy chột bụng , vào nhà vệ sinh công cộng của Team , nơi đây được cất bằng gỗ và là nhà sàn , ở dưới có một thùng phi cắt ngang , trong đó có chứa một chất lỏng , để chống bốc mùi, dung dịch này giống như dầu gazon nhưng không phải , Tôi gặp Th/u Hướng Văn Năm ngồi kế bên , hai Anh Em tâm sự nhiều … Th/u Năm hỏi nhiều về gia đình Tôi và quan hệ giữa Tôi và Ð/u Phan Văn Thanh, Tôi không ngờ đây là lần tâm sự cuối cùng , của Th/u Hướng Văn Năm … Ðang nói chuyện thì chợt nghe thấy tiếng H.34 sành ..sạch.. ngoài đường, Th/u Năm la lên , chết rồi Bay.. bay. Thế là hai Anh Em vội vàng vệ sinh và kéo áo bay lên thật lẹ làng phóng ra phía cổng, Th/u Năm người dong dỏng cao và chay thật nhanh , thế là phi vụ bắt đầu.
Lượn một vòng , 4 chiếc C H.34 lần lượt đáp xuống Phi Trường Cam Lộ , gọi là phi trường , nhưng đây chỉ là một đường đất , mới làm phẳng và hai bên còn đang đào , cống rãnh ngổn ngang. Sau một lát Leader vào ban chỉ huy làm việc trở ra và các Trưởng PC chụm nhau lại bàn tính , cuối cùng quyết định Anh Tr/u Nguyễn Kim Huờn ở lại, chỉ có 3 chiếc đi thôi, vì đây là một phi vụ đặc biệt, thả một Tù Binh về đơn vị gốc của Họ, và phía Mỹ đã Contact với Ðịch Quân , Họ đã sắp xếp vị trí đáp , ở khu vực gần đường mòn 922 Hạ Lào. Và Anh Huờn ở lại , theo yêu cầu của Tr/u Nguyễn Văn Minh ( còn gọi là Anh Minh Bánh Bèo ). Khoảng 14 giờ Ba chiếc H.34 lần lượt cất cánh và chỉ còn chấm nhỏ rồi mất hút tận chân trời… Còn lại ba thầy trò Huờn – Long (đen) – Mẫn, Tr/u Huờn tâm sự “ Tôi là bạn thân của thằng Minh, vì Tôi mới ra PÐ có vài ngày , và đây cũng là phi vụ đầu tiên ở 219 nên thằng Minh nó không muốn Tôi đi , nên nó đã tình nguyện bay thế chỗ của Tôi “.
Cho tới khoảng 16 giờ 30 , thi bắt đầu nghe tiếng H.34 và chỉ thấy có mộ chiếc bay về , mọi người giật mình và cảm thấy hoang mang, lúc đó mây bắt đầu thấp , và cứ nghĩ là họ còn đang trên mây, khi Ð/u Huỳnh Văn Phố ( còn gọi là Hoàng Phố trong Z 28 của Tống Văn Bình) đáp xuống và cho biết trong khi Ð/u Phố đáp xuống thả Tù Binh, thì hai chiếc Minh & Sinh Air cover ở trên vì Anh Minh & Sinh bay vòng chờ quá xa LZ ( Landing Zone) vì bảo mật nên khu vực khác Ðịch Quân không biết vì thế Họ bắn phòng không lên và trúng PC của Tr/u Minh , Thấy PC xịt khói trắng và đâm nhào xuống đất gẫy làm ba khúc không nghe tín hiệu gì cả , và chỉ trông thấy một nón trắng văng ra, ơ dưới Ðịch Quân bắn lên như đan lưới , biết không thể cứu được Anh bỏ về, nhưng Tr/u Tôn Thất Sinh còn ở lại tìm kiếm, rối mọi người chờ đợi , thật là sốt ruột và lo lắng… mãi đến 17 giở 30 Trời vừa hơi sẩm tối , mới nghe tiếng máy bay, nhưng không thấy đâu cả , Ð/u Phố vội lên mở vô tuyến và liên lạc , thi thấy Tr/u Sinh mờ mờ trong đám mây khói, vừa kịp chui xuống thì mây bít lại, Tr/u Sinh bước xuống máy bay và chay ngay lại chỗ Ð/u Phố , hỏi sao Anh Phố về sớm và báo tình hình của PHÐ MINH – NĂM – THÂN., lúc đó Ð/u Phố đang ngồi dưới một thân cây khô và nhỏ nhẹ trả lời “ Rồi hai người thân mật nói chuyện với nhau bằng tiếng Ả RẬP.” Tr/u Sinh chẳng nói gì thêm và bỏ vể máy bay của mình, anh nói với Copilot của mình “ Anh Em khi làm việc ( ý nói Hành Quân) , phải thương yêu nhau như Anh Em ruột và như chính bản thân mình , Ai cũng chỉ có một sinh mạng , do Cha Mẹ khó nhọc sinh ra và dày công nuôi lớn , được thành người như chúng ta bây giờ, nếu mất đi một con người , có uổng phí lắm sao, nếu chúng ta cứu được một người , thử hỏi , có phải chúng ta đã báo đáp biết bao nhiêu công lao , sức lực của đấng sinh thành rồi không “. Ðây là câu nói của một thanh niên độc thân. Kể lại khi Tr/u Minh bị rớt , Anh Sinh bay lượn nhiều vòng , lúc xuồng thấp , lúc bay ra xa , cố gắng xem có ai còn sông sót , ở dưới đạn bắn lên cứ như mưa , Anh liên lạc vô tuyến cứ gọi … rồi gọi … xem Tr/u Minh hoặc Th/u Năm có còn ai trả lời không , nhưng vẫn bặt vô ấn tín, cuối cùng thất vọng , Anh đành quay trở về, nhưng khi trở về thì mây bít kín, cứ thế mà cỡi mây , Anh hỏi Copilot có bản đồ không , nhưng không ai mang theo cả , Anh hỏi xuống dưới Mevo “ Năng chú hỏi xem nhân viên Y Tá Người Mỹ, có mang theo bản đồ không ?” nhưng người Y Tá này , chỉ có một cái bản đồ nhỏ ở khu vực LZ thôi. Rồi mò mẫm bay một lát sau , Mevo Năng la lên ở dưới hình như có anh đèn , Trời những tháng này mau tối lắm ( người ta có câu tháng 10 chưa cười đã tối ) vì tháng này bước vào tháng 10 ta rồi , Anh Sinh vội descends thật nhanh , may sao lại đúng phía dưới là Cam Lộ.
Từ ngày đó , Anh Tr/u Nguyễn Kim Huờn vừa kịp ký Circuit Arrivee về PÐ 219 , lại vội vã ký Circuit Dèpart , Anh đi cũng phải , vì đây là nỗi ám ảnh đau thương , mà một người bạn vì thương Anh đã thế chỗ cho Anh, chắc hẳn Anh còn phải nhớ mãi điều này….
Ðầu năm 1969 ( Tai nạn của PHÐ LIÊM – M.HÙNG – LỢI ) Bị bắn cháy máy bay , tại A.Shau-A.lưới , khi rơi xuống , Tr/u Nguyễn Thanh Liêm và Th/u Bạch Manh Hùng bị phỏng nhẹ , Cộng quân phát hiện máy bay rơi , đến ngay lập tức , Họ dùng mã tấu phất cỏ để truy tìm , Mevo Nguyễn Văn Lợi chạy một nẻo… hai Pilot chạy một nẻo… Hai Anh bị mã tấu phất ngang đầu, cố nằm rạp xuống để tranh phát hiện, vì cỏ cao và day, nên địch quân không phát hiện được, chỉ nghe họ chửi đổng ‘ Mẹ Bố nó… mới rơi đây mà chúng nó đã chạy đâu mất “ Rồi Họ cũng sợ bị phục kích nên bỏ đi ngay. Cũng chính vì điều này, khi máy bay vòng chờ để tìmø mà không thấy, suốt buổi sáng cho đến trưa , mới đón được hai Pilot, nhưng vẫn không thấy Mevo lợi đâu cả, và cho đến gần xế chiều , mới tìm ra Mevo Lợi . Sau chuyến này , Hai Pilot dưởng thương và về Bộ Tư Lệnh Không Quân, nhận nhiệm vụ mới , còn Mevo Lợi được nghỉ phép nhiều ngày , để ổn địng tinh than, vì không bị thương , nhưng sau đó , Mevo Lợi đã lạm dụng phép qúa lố đến vài tháng , và bị báo cáo đào ngũ. Sau phải rời PÐ.
Tháng 3 năm 1969 (ø Tai nạn của PHÐ DU – SƠN – BÌNH ) bị bắn rơi gần Leghorse, Bị Ðịch Quân đuổi bắt , Tr/u Nguyễn Du chạy và bị bắn chết , còn Th/u Lê Long Sơn ( Sơn đen) , và Mevo Hồ Ðắc Bình bị bắt , Cộng quân sợ hai người này chạy , nên bắt cởi bỏ giầy đi chân không, vì không quen đi chân không nên đau chân vô cùng. Chuyến này Ð/u Phước (Ðạo dừa Leader ).
Ngày 4 tháng 4 năm 1969” 17 tháng 3 Aâm Lịch” ( Tai nạn của PHÐ Tr/u TÔN THẤT SINH – Th/U VŨ TÙNG – H/S NGUYỄN VĂN PHƯƠNG). Nhận Phi vụ vào tiếp tế cho một toán Team ở ngã ba biên giới qua khỏi Leghorse , được biết địch quân rất đông , vả họ ở vị thế chắn ngang đường bay , vì vậy phải bay vòng qua một dãy núi rất xa, mới tiếp tế được , khi tiếp tế xong , Tr/u Sinh quyết định bay thẳng , không đi vòng nữa , khi bay ngang nơi địch quân , như đã được báo , ở dưới bắn lên như mưa, cuối cùng nghe được tiếng Anh Báo trên Vô Tuyến “ Tao bị thương rổi “ , rồi máy bay Anh bị đâm nhào xuống , cháy ngay lập tức , Hoả lực địch quân rất mạnh , không thể nào tiến sát nơi phi cơ của Anh rơi được , cho đến khi Fantom đến , dẹp bớt được hoả lực , cũng chỉ bay đến gần thôi, vì địch quân vẫn chống trả,trên cao quan sát thấy máy bay của Anh ,chỉ còn lại phần động cơ phía trước , như cái cùi bắp, hoàn toàn cháy rụi.
No comments:
Post a Comment